Bãi biển Cổ Thạch nằm gần chùa Cổ Thạch với những bãi đá bảy màu tuyệt đẹp, nước biển trong xanh, là cảnh quan độc đáo của tỉnh, được đưa vào sách “Những kỷ lục của Việt Nam”.
Riêng với dân nhiếp ảnh, mùa Cổ Thạch đẹp nhất là vào tháng 3, cũng là mùa “đi săn rêu”. Khi đó, gần như toàn bộ các tảng đá lớn ở Cổ Thạch đều phủ lên mình một bộ áo rêu xanh thẫm, rồi dần ngả vàng dưới ánh nắng chói chang.
Cách đi đến Cổ Thạch
Nếu đi từ Sài Gòn, luôn có xe giường nằm chất lượng cao ở bến xe Miền Đông, bến xe Lê Hồng Phong đi Bình Thuận. Xe chạy thẳng và có xe dừng tại bãi biển Cổ Thạch, có xe dừng ở thị trấn Liên Hương, từ đó đón xe ôm đến Cổ Thạch. Bạn nên tra cứu trên mạng và đặt vé qua điện thoại trước một ngày cho thong thả.
Nếu bạn định phượt Cổ Thạch bằng xe máy, từ Sài Gòn bạn có thể chạy theo quốc lộ 1, tới ngã ba Liên Hương thì rẽ phải, chạy thêm 3km là tới nơi. Nếu đi ô tô, bạn có thể ra bến xe Miền Đông để mua vé. Vào các ngày lễ, bạn nên đặt vé trước cho cả hai chiều đi về để có chỗ ngồi tốt.
Cổ Thạch thuộc huyện Tuy Phong (Bình Thuận), cách Phan Thiết khoảng 100 km, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 300 km. Cũng như nhiều bãi biển “hẻo lánh” ở Bình Thuận, biển Cổ Thạch vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, nước biển trong xanh.
Bãi biển ở Cổ Thạch là một quần thể đá và cát, có những bãi đá gồm nhiều loại đá nhỏ, tròn, dẹp, nhiều sắc màu, được người dân địa phương gọi là đá bảy màu. Bãi đá này hình thành từ tự nhiên do tác động của thủy triều, hải lưu và nước biển. Từ những khối đá to chìm sâu trong lòng biển, cát, đá, nước cùng nhau bào mòn và đẩy những đá vụn lên bờ. Qua thời gian hàng trăm năm đã hình thành ra những bãi đá đầy sắc màu như hiện nay. Đá ở bãi đá bảy màu thường có nhiều hình dáng to nhỏ khác nhau, và mỗi ngày lại tiếp tục được bào mòn để lấp lánh muôn màu muôn sắc.
Bãi biển ở Cổ Thạch là một quần thể đá và cát, có những bãi đá gồm nhiều loại đá nhỏ, tròn, dẹp, nhiều sắc màu, được người dân địa phương gọi là đá bảy màu. Bãi đá này hình thành từ tự nhiên do tác động của thủy triều, hải lưu và nước biển. Từ những khối đá to chìm sâu trong lòng biển, cát, đá, nước cùng nhau bào mòn và đẩy những đá vụn lên bờ. Qua thời gian hàng trăm năm đã hình thành ra những bãi đá đầy sắc màu như hiện nay. Đá ở bãi đá bảy màu thường có nhiều hình dáng to nhỏ khác nhau, và mỗi ngày lại tiếp tục được bào mòn để lấp lánh muôn màu muôn sắc.
Riêng với dân nhiếp ảnh, mùa Cổ Thạch đẹp nhất là vào tháng 3, cũng là mùa “đi săn rêu”. Khi đó, gần như toàn bộ các tảng đá lớn ở Cổ Thạch đều phủ lên mình một bộ áo rêu xanh thẫm, rồi dần ngả vàng dưới ánh nắng chói chang.
Cách đi đến Cổ Thạch
Nếu đi từ Sài Gòn, luôn có xe giường nằm chất lượng cao ở bến xe Miền Đông, bến xe Lê Hồng Phong đi Bình Thuận. Xe chạy thẳng và có xe dừng tại bãi biển Cổ Thạch, có xe dừng ở thị trấn Liên Hương, từ đó đón xe ôm đến Cổ Thạch. Bạn nên tra cứu trên mạng và đặt vé qua điện thoại trước một ngày cho thong thả.
Từ Phan Thiết, bạn có thể đi theo quốc lộ 1A, đi ngược về phía bắc 90 km sẽ gặp ngã ba thị trấn Liên Hương. Tiếp tục rẽ trái, hỏi đường đến bãi biển Cổ Thạch, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Nếu bạn định phượt Cổ Thạch bằng xe máy, từ Sài Gòn bạn có thể chạy theo quốc lộ 1, tới ngã ba Liên Hương thì rẽ phải, chạy thêm 3km là tới nơi. Nếu đi ô tô, bạn có thể ra bến xe Miền Đông để mua vé. Vào các ngày lễ, bạn nên đặt vé trước cho cả hai chiều đi về để có chỗ ngồi tốt.
Cổ Thạch nổi tiếng với những quang cảnh siêu độc lạ như ngoài hành tinh, những bãi đá hình thù khó có thể tìm thấy ở đâu khác, chùa Hang và Bãi đá bảy màu làm bao du khách thích thú.
Nằm ở tỉnh duyên hải miền Trung quanh năm nắng gió, hầu như quanh năm đều có thể đến Cổ Thạch, nhưng du khách nên tránh khoảng thời gian tháng 7 và tháng 8 vì hay có biển động, và loài sứa đen làm nước biển không được trong xanh.
Tags:
Du lịch Tuy Phong