Tại Khu di tích lịch sử Cách mạng Dốc Ông Bằng cuối năm 1930 – chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hàm Tân được thành lập. Trên mặt bia còn in đậm những dòng chữ vàng lưu danh 7 đảng viên đầu tiên đã thắp lên ngọn lửa ý chí đấu tranh kiên cường, ghi lại dấu tích oai hùng của những người cộng sản làng Tam Tân ngày ấy, gồm các đồng chí: Lê Thanh Lư, Lê Chạy, Hồ Vũ, Cao Có, Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Gia Bát. Đồng chí Ngô Đức Tốn làm Bí thư. Từ tổ chức quần chúng cách mạng “Phản Đế Đồng Minh Hội” những người yêu nước ở Tam Tân hưởng ứng cao trào cách mạng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng đã hun đúc ý chí đấu tranh, góp phần vào công cuộc chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, tô thắm trang sử truyền thống cách mạng địa phương.
Đây cũng chính là dịp để Đảng bộ, chính quyền và người dân thị xã tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, những người đã chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Truyền thuyết xưa kể rằng, trước kia dân làng Tam Tân chủ yếu sống bằng nghề đốn củi. Nằm giữa làng Tam Tân, Dốc Ông Bằng vút cao như một dải bình phong dựng đứng giữa biển cả và khu rừng bạt ngàn phía sau. Bức bình phong ấy là nơi diễn ra các cuộc so tài giữa những người gánh củi. Trong số ấy duy nhất chỉ có ông Bằng gánh củi vượt qua được phía dốc bên kia. Người ta bèn lấy tên ông Bằng đặt tên cho con dốc đó. Và tên gọi Dốc Ông Bằng tồn tại cho đến hôm nay.
Dốc Cây Cờ. Đây là một cách gọi để tưởng nhớ những người Cộng sản đã giương cao ngọn cờ năm ấy. Dốc Cây Cờ, tên gọi ấy đã đi vào lòng dân và là niềm tự hào của con người Hàm Tân về vùng đất Tân Hải, Tân Tiến nhiều huyền thoại và giàu truyền thống cách mạng.
Truyền thuyết xưa kể rằng, trước kia dân làng Tam Tân chủ yếu sống bằng nghề đốn củi. Nằm giữa làng Tam Tân, Dốc Ông Bằng vút cao như một dải bình phong dựng đứng giữa biển cả và khu rừng bạt ngàn phía sau. Bức bình phong ấy là nơi diễn ra các cuộc so tài giữa những người gánh củi. Trong số ấy duy nhất chỉ có ông Bằng gánh củi vượt qua được phía dốc bên kia. Người ta bèn lấy tên ông Bằng đặt tên cho con dốc đó. Và tên gọi Dốc Ông Bằng tồn tại cho đến hôm nay.
Dốc Cây Cờ. Đây là một cách gọi để tưởng nhớ những người Cộng sản đã giương cao ngọn cờ năm ấy. Dốc Cây Cờ, tên gọi ấy đã đi vào lòng dân và là niềm tự hào của con người Hàm Tân về vùng đất Tân Hải, Tân Tiến nhiều huyền thoại và giàu truyền thống cách mạng.
Từ năm 1925-1930, phong trào cách mạng cả nước lên cao, bắt đầu là sự ra đời và hoạt động tích cực của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội vào tháng 6/1925 do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tập hợp ở Quảng Châu, tiếp theo đó là việc hợp nhất 03 tổ chức đảng trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930 đã tác động không nhỏ đến phong trào cách mạng ở Bình Thuận, một tỉnh ở Cực Nam Trung bộ, nơi tiếp giáp với nam bộ, thuận lợi cho việc tuyên truyền cách mạng của Đảng.
Đầu năm 1930, đồng chí Dương Chước (bí danh Trợ Châm), đảng viên chi bộ Hòn Khói, Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) đến làng Đại Nẫm (phủ Hàm Thuận) sống trong nhà cụ Lê Trọng Thiều. Từ nhà cụ Thiều, đồng chí tiếp xúc quần chúng, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản cho một số thanh niên trong hai làng Đại Nẫm, Phú Hội. Sau một thời gian xây dựng, đồng chí kết nạp được một số đảng viên mới: Nguyễn Tỵ, Phan Xích… Ngô Đức Tốn. Riêng đồng chí Ngô Đức Tốn, sau khi tiếp thu được chủ nghĩa Cộng sản qua đồng chí Dương Chước, đã về làng Tam Tân, nơi đồng chí đang dạy học, tập hợp quần chúng tốt trong vùng lập tổ chức “Phản đề Đồng minh Hội”. Phản đế Đồng minh Hội, từ một số cốt cán ban đầu, đã phát triển thêm trong thanh niên, giáo viên trường làng, công chức và nông dân với số hội viên 30 người. Từ những hạt nhân của “Phản đế Đồng minh Hội”, 6 quần chúng tốt đã được kết nạp vào Đảng: Lê Thanh Lư, Lê Chạy, Hồ Vũ, Cao Có, Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Gia Bát. Trên cơ sở số đảng viên đó, chi bộ Cộng sản Tam Tân là chi bộ đầu tiên được thành lập ở Bình Thuận cuối năm 1930 do đồng chí Ngô Đức Tốn làm bí thư.
Cuộc họp thành lập Chi bộ Cộng sản Tam Tân được diễn ra ở phía sau động cát có tên “Dốc Ông Bằng” thuộc khu vực ngảnh Tam Tân. Lúc đó vùng này đầy những cây xanh phủ kín um tùm. Những người đi họp phải cải trang đi săn thỏ với nhiều hướng khác nhau rồi tập trung lại địa điểm đã hẹn. Một số việc làm của chi bộ lúc này là phân công từng đảng viên tiếp tục phát triển số quần chúng tốt, hình thành tiểu tổ để tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản, căm thù đế quốc phong kiến, đấu tranh cho quyền lợi cuộc sống và độc lập dân tộc. Về mặt tổ chức rất chặt chẽ, giữ bí mật, việc ai làm người đó biết.
Mùa hè năm 1931, đồng chí Ngô Đức Tốn ra Phan Thiết lớp tu nghiệp sư phạm hàng năm. Sau khi đi thăm một số cơ sở ở Đại Nẫm, đồng chí trở lại nghỉ nhà người bạn tên Nguyễn Phú Dư ở Trinh Tường. Tại đây đồng chí bị một cơn đau dữ dội và được bạn đưa vào nhà thương Phan Thiết cấp cứu, nhưng qua ngày hôm sau thì mất. Đồng chí Ngô Đức Tốn qua đời là một tổn thất lớn cho tổ chức, hạn chế rất nhiều đến mối liên lạc chỉ đạo của Đảng mà trước đây đồng chí đa móc nối xây dựng. Lễ tang của đồng chí Ngô Đức Tốn được bạn bè, giáo chức đồng nghiệp ở Phan Thiết lo liệu, mai táng tại nghĩa trang Bia Đài (Cổng Chữ Y), đường lên dốc căng Ê-sê-Pic. Ở Tam Tân, buổi lễ truy điệu đồng chí Ngô Đức Tốn được tổ chức, tại đây chi bộ đã họp và cử đồng chí Lê Thanh Lư làm Bí thư thay đồng chí Ngô Đức Tốn.
Việc thành lập Chi bộ Đảng ở Tam Tân có ý nghĩa và giá trị lịch sử cực kỳ quan trọng đối với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Hàm Tân nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Từ đây phong trào đấu tranh chống ách thống trị của bọn thực dân phong kiến của nhân dân lao động từ trong đêm tối đã chuyển sang một bước ngoặc mới. Đó là thời kỳ đấu tranh có sự tổ chức và lãnh đạo của một chính đảng mới, chính đảng của giai cấp công nhân. Đồng thời cũng chứng tỏ quần chúng nhân dân ngày càng căm thù bọn thống trị thực dân, phong kiến nên khi được sự lãnh đạo của Đảng, bất chấp hiểm nguy đã đứng lên đi theo con đường cách mạng. Sự ra đời của Chi bộ Đảng ở Tam Tân là một trong những bước đi vững chắc, đặt nền móng cho phong trào đấu tranh đánh đổ thực dân phong kiến về lâu về dài của nhân dân địa phương.
Để tưởng nhớ sự kiện lịch trọng đại của địa phương và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ và được sự đồng ý của Tỉnh ủy Bình Thuận, năm 2000, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Hàm Tân có chủ trương lập dự án thiết kế Đài bia tưởng niệm tại khu vực Dốc Ông Bằng. Ngày 20/10/2004, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ra Quyết định 4566/QĐ-CTUBBT, ngày 20/10/2005 về việc xếp hạng Di tích cấp tỉnh đối với Di tích lịch sử - cách mạng Dốc Ông Bằng tại xã Tân Hải, huyện Hàm Tân (nay là xã Tân Tiến, Thị xã La Gi). Công trình gồmvới các hạng mục như:
- Cổng chính: Cao 3,5m x rộng 3m, được bố trí ở góc Tây Bắc của khu vực ngảnh Tam Tân, nằm cạnh con đường nhựa vào Dinh Thầy Thím. Bộ phận chịu lực nâng đỡ mái cổng gồm hai cột tròn hai bên được đúc bằng bê tông cốt thép, bên ngoài trám đá mài. Phần mái bên trên được kiến tạo thành 4 mái, các góc mái được vuốt công lên tựa mũi thuyền, hai đầu của đỉnh nóc đắp 2 giao long bằng vôi vữa và mái được lợp ngói âm dương. Hai bên cổng chính đúc 2 trụ tròn cao 1,5m, bên trên đầu trụ đặt 2 đèn chiếu sáng hình cầu.
- Khối đài chính: (cao 30m) cũng được bố trí xây dựng ở góc Tây Bắc khu vực ngảnh Tam Tân, hướng chính nhìn về phía Tây Nam. Biểu tượng của đài tưởng niệm được thiết kế thành hình tượng một thanh gươm vút cao lên trời xanh, đặt trên nền có diện tích 5,1m x 8,1m cao 1m. Xung quanh xây hệ thống lan can cao 0,5m che chắn. Phía trước và hai bên khối đài chính xây dựng hệ thống bậc thang tam cấp để lên xuống.
Đài chính, phần bên trong dán gạch men nâu đỏ, viền chỉ hai bên dán gạch men xanh. Ở trung tâm phần dưới của đài chính đặt một tấm bia làm bằng đá hoa cương xanh có hình dạng như cán gươm cao 1,7m x rộng 1,15m. Bên trên tấm bia khắc những dòng chữ có nội dung như sau: “Nơi đây, cuối năm 1930 chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hàm Tân ra đời gồm các đồng chí Lê Thanh Lư, Lê Chạy, Hồ Vũ, Cao Có, Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Gia Bát và đồng chí Ngô Đức Tốn làm bí thư. Từ tổ chức quần chúng cánh mạng “Phản đế đồng minh hội” những người yêu nước ở Tam Tân hưởng ứng cách mạng dưới ngọn cờ của Đảng hun đúc ý chí đấu tranh góp phần vào công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc tô thắm trang sử truyền thống địa phương”. Phía trên bia là mái che gồm 4 mái lợp ngói âm dương, 4 góc mái được vuốt cong lên, trên đỉnh mái là vòng cung hình tròn. Phần này nhìn vào tổng thể giống như đốc của thanh gươm. Phần trên cùng có chiều dài chiếm 2/3 chiều cao của đài chính và hình dáng như lưỡi gươm vút cao.
Biểu tượng hình thanh gươm của khối đài chính thể hiện ý chí, sức mạnh, tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc với truyền thống đấu tranh vì độc lập tự do “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
- Chòi nghỉ chân: Hai chòi nghỉ chân nằm cách khối đài chính khoảng 50m về hướng đông và nam, được xây theo dạng bát giác, có 8 cột tròn phân bố đều nhau. Phần mái phía trên có dạng hình chóp, từ đỉnh nóc xuống 8 cột được kẻ 8 đường diềm mái, mái lợp ngói âm dương.
Di tích lịch sử - cách mạng Dốc Ông Bằng, nơi ghi dấu sự kiện thành lập chi bộ Đảng cộng sản Tam Tân, do trải qua thời gian 90 năm nên chỉ còn lại di tích bất động sản và một bình trà dùng trong những lúc sinh hoạt chi bộ. Hiện nay bình trà được lưu giữ tại Bảo tàng Bình Thuận.
Di tích lịch sử cách mạng Dốc Ông Bằng (Dốc Cây Cờ) là niềm hân hoan tự hào của bao lớp người dân Hàm Tân nói riêng và Bình Thuận nói chung. Cái tên Dốc Ông Bằng đã đi vào lòng dân và có ý nghĩa chính trị quan trọng tại Bình Thuận, góp phần giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng, nối tiếp truyền thống cha ông vì nền độc lập và tự chủ của dân tộc.
Đầu năm 1930, đồng chí Dương Chước (bí danh Trợ Châm), đảng viên chi bộ Hòn Khói, Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) đến làng Đại Nẫm (phủ Hàm Thuận) sống trong nhà cụ Lê Trọng Thiều. Từ nhà cụ Thiều, đồng chí tiếp xúc quần chúng, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản cho một số thanh niên trong hai làng Đại Nẫm, Phú Hội. Sau một thời gian xây dựng, đồng chí kết nạp được một số đảng viên mới: Nguyễn Tỵ, Phan Xích… Ngô Đức Tốn. Riêng đồng chí Ngô Đức Tốn, sau khi tiếp thu được chủ nghĩa Cộng sản qua đồng chí Dương Chước, đã về làng Tam Tân, nơi đồng chí đang dạy học, tập hợp quần chúng tốt trong vùng lập tổ chức “Phản đề Đồng minh Hội”. Phản đế Đồng minh Hội, từ một số cốt cán ban đầu, đã phát triển thêm trong thanh niên, giáo viên trường làng, công chức và nông dân với số hội viên 30 người. Từ những hạt nhân của “Phản đế Đồng minh Hội”, 6 quần chúng tốt đã được kết nạp vào Đảng: Lê Thanh Lư, Lê Chạy, Hồ Vũ, Cao Có, Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Gia Bát. Trên cơ sở số đảng viên đó, chi bộ Cộng sản Tam Tân là chi bộ đầu tiên được thành lập ở Bình Thuận cuối năm 1930 do đồng chí Ngô Đức Tốn làm bí thư.
Cuộc họp thành lập Chi bộ Cộng sản Tam Tân được diễn ra ở phía sau động cát có tên “Dốc Ông Bằng” thuộc khu vực ngảnh Tam Tân. Lúc đó vùng này đầy những cây xanh phủ kín um tùm. Những người đi họp phải cải trang đi săn thỏ với nhiều hướng khác nhau rồi tập trung lại địa điểm đã hẹn. Một số việc làm của chi bộ lúc này là phân công từng đảng viên tiếp tục phát triển số quần chúng tốt, hình thành tiểu tổ để tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản, căm thù đế quốc phong kiến, đấu tranh cho quyền lợi cuộc sống và độc lập dân tộc. Về mặt tổ chức rất chặt chẽ, giữ bí mật, việc ai làm người đó biết.
Mùa hè năm 1931, đồng chí Ngô Đức Tốn ra Phan Thiết lớp tu nghiệp sư phạm hàng năm. Sau khi đi thăm một số cơ sở ở Đại Nẫm, đồng chí trở lại nghỉ nhà người bạn tên Nguyễn Phú Dư ở Trinh Tường. Tại đây đồng chí bị một cơn đau dữ dội và được bạn đưa vào nhà thương Phan Thiết cấp cứu, nhưng qua ngày hôm sau thì mất. Đồng chí Ngô Đức Tốn qua đời là một tổn thất lớn cho tổ chức, hạn chế rất nhiều đến mối liên lạc chỉ đạo của Đảng mà trước đây đồng chí đa móc nối xây dựng. Lễ tang của đồng chí Ngô Đức Tốn được bạn bè, giáo chức đồng nghiệp ở Phan Thiết lo liệu, mai táng tại nghĩa trang Bia Đài (Cổng Chữ Y), đường lên dốc căng Ê-sê-Pic. Ở Tam Tân, buổi lễ truy điệu đồng chí Ngô Đức Tốn được tổ chức, tại đây chi bộ đã họp và cử đồng chí Lê Thanh Lư làm Bí thư thay đồng chí Ngô Đức Tốn.
Việc thành lập Chi bộ Đảng ở Tam Tân có ý nghĩa và giá trị lịch sử cực kỳ quan trọng đối với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Hàm Tân nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Từ đây phong trào đấu tranh chống ách thống trị của bọn thực dân phong kiến của nhân dân lao động từ trong đêm tối đã chuyển sang một bước ngoặc mới. Đó là thời kỳ đấu tranh có sự tổ chức và lãnh đạo của một chính đảng mới, chính đảng của giai cấp công nhân. Đồng thời cũng chứng tỏ quần chúng nhân dân ngày càng căm thù bọn thống trị thực dân, phong kiến nên khi được sự lãnh đạo của Đảng, bất chấp hiểm nguy đã đứng lên đi theo con đường cách mạng. Sự ra đời của Chi bộ Đảng ở Tam Tân là một trong những bước đi vững chắc, đặt nền móng cho phong trào đấu tranh đánh đổ thực dân phong kiến về lâu về dài của nhân dân địa phương.
Để tưởng nhớ sự kiện lịch trọng đại của địa phương và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ và được sự đồng ý của Tỉnh ủy Bình Thuận, năm 2000, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Hàm Tân có chủ trương lập dự án thiết kế Đài bia tưởng niệm tại khu vực Dốc Ông Bằng. Ngày 20/10/2004, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ra Quyết định 4566/QĐ-CTUBBT, ngày 20/10/2005 về việc xếp hạng Di tích cấp tỉnh đối với Di tích lịch sử - cách mạng Dốc Ông Bằng tại xã Tân Hải, huyện Hàm Tân (nay là xã Tân Tiến, Thị xã La Gi). Công trình gồmvới các hạng mục như:
- Cổng chính: Cao 3,5m x rộng 3m, được bố trí ở góc Tây Bắc của khu vực ngảnh Tam Tân, nằm cạnh con đường nhựa vào Dinh Thầy Thím. Bộ phận chịu lực nâng đỡ mái cổng gồm hai cột tròn hai bên được đúc bằng bê tông cốt thép, bên ngoài trám đá mài. Phần mái bên trên được kiến tạo thành 4 mái, các góc mái được vuốt công lên tựa mũi thuyền, hai đầu của đỉnh nóc đắp 2 giao long bằng vôi vữa và mái được lợp ngói âm dương. Hai bên cổng chính đúc 2 trụ tròn cao 1,5m, bên trên đầu trụ đặt 2 đèn chiếu sáng hình cầu.
- Khối đài chính: (cao 30m) cũng được bố trí xây dựng ở góc Tây Bắc khu vực ngảnh Tam Tân, hướng chính nhìn về phía Tây Nam. Biểu tượng của đài tưởng niệm được thiết kế thành hình tượng một thanh gươm vút cao lên trời xanh, đặt trên nền có diện tích 5,1m x 8,1m cao 1m. Xung quanh xây hệ thống lan can cao 0,5m che chắn. Phía trước và hai bên khối đài chính xây dựng hệ thống bậc thang tam cấp để lên xuống.
Đài chính, phần bên trong dán gạch men nâu đỏ, viền chỉ hai bên dán gạch men xanh. Ở trung tâm phần dưới của đài chính đặt một tấm bia làm bằng đá hoa cương xanh có hình dạng như cán gươm cao 1,7m x rộng 1,15m. Bên trên tấm bia khắc những dòng chữ có nội dung như sau: “Nơi đây, cuối năm 1930 chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hàm Tân ra đời gồm các đồng chí Lê Thanh Lư, Lê Chạy, Hồ Vũ, Cao Có, Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Gia Bát và đồng chí Ngô Đức Tốn làm bí thư. Từ tổ chức quần chúng cánh mạng “Phản đế đồng minh hội” những người yêu nước ở Tam Tân hưởng ứng cách mạng dưới ngọn cờ của Đảng hun đúc ý chí đấu tranh góp phần vào công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc tô thắm trang sử truyền thống địa phương”. Phía trên bia là mái che gồm 4 mái lợp ngói âm dương, 4 góc mái được vuốt cong lên, trên đỉnh mái là vòng cung hình tròn. Phần này nhìn vào tổng thể giống như đốc của thanh gươm. Phần trên cùng có chiều dài chiếm 2/3 chiều cao của đài chính và hình dáng như lưỡi gươm vút cao.
Biểu tượng hình thanh gươm của khối đài chính thể hiện ý chí, sức mạnh, tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc với truyền thống đấu tranh vì độc lập tự do “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
- Chòi nghỉ chân: Hai chòi nghỉ chân nằm cách khối đài chính khoảng 50m về hướng đông và nam, được xây theo dạng bát giác, có 8 cột tròn phân bố đều nhau. Phần mái phía trên có dạng hình chóp, từ đỉnh nóc xuống 8 cột được kẻ 8 đường diềm mái, mái lợp ngói âm dương.
Di tích lịch sử - cách mạng Dốc Ông Bằng, nơi ghi dấu sự kiện thành lập chi bộ Đảng cộng sản Tam Tân, do trải qua thời gian 90 năm nên chỉ còn lại di tích bất động sản và một bình trà dùng trong những lúc sinh hoạt chi bộ. Hiện nay bình trà được lưu giữ tại Bảo tàng Bình Thuận.
Di tích lịch sử cách mạng Dốc Ông Bằng (Dốc Cây Cờ) là niềm hân hoan tự hào của bao lớp người dân Hàm Tân nói riêng và Bình Thuận nói chung. Cái tên Dốc Ông Bằng đã đi vào lòng dân và có ý nghĩa chính trị quan trọng tại Bình Thuận, góp phần giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng, nối tiếp truyền thống cha ông vì nền độc lập và tự chủ của dân tộc.
Tags:
Du lịch La Gi