Làng gốm gọ truyền thống của người Chăm tại thôn Bình Đức –xã Phan hiệp, huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận chỉ cách tp Phan Thiết khoảng 70km về phía Bắc. Đến đây du khách được chứng kiến cách làm gốm theo phương pháp cổ truyền đã có hàng trăm năm trước, xem các công đoạn nhào đất, tạo hình các loại sản phẩm nồi, lò đốt …của người thợ.
Đất để làm ra sản phẩm được lấy tận mỏ đất ở sông Phan, sau đó thuê xe chở về để sử dụng từ từ. Việc tạo hình cho sản phẩm còn giữ nguyện vẹn cho tới ngày nay với chiếc bàn tròn nhỏ để tạo hình cho các sản phẩm gốm được đóng cố định, người thợ đi vòng quanh cái bàn để hình dáng của sản phẩm theo như ý của mình. Sau khi hoàn thiện xong phần tạo hình, người thợ đi vòng dùng thanh tre nhỏ uốn cong để gọt bớt những chỗ dư thừa trên sản phẩm.
Khi các công đoạn chỉnh sửa sản phẩm đã xong, người ta đem sản phẩm ra phơi nắng cho khô rồi đưa đi nung. Cách nung gốm ở đây cũng thật đặc biệt, gốm được đặt lên mặt sân, sau đó phủ rơm rạ, lá dừa khô rồi nổi lửa đốt, khi lửa tàn thì sản phẩm cũng vừa chín, Để trang trí màu cho sản phẩm, lúc gốm vừa dỡ ra khỏi lò đang còn nóng người thợ dùng nước chế từ trái thị vẩy lên sản phẩm, khi nguội sẽ tạo thành những đốm sao tròn màu nâu đen trông đẹp và rất lạ mắt.
Hiện nay làng gốm Bình Đức – Bắc Bình có khoảng 40 hộ, trong thời gian tới theo chủ trương mở rộng làng nghề gốm của tỉnh Bình Thuận, chắc chắn số hộ nghề sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và du khách. Hãy đến tham quan làng Gốm Bình Đức để thấy được sự khéo léo và cần mẫn từ đôi tay người thợ, và mua mua những món quà ý nghĩa để làm quà cho người thân đó cũng là kỷ niệm cho một chuyến tham quan đầy thú vị của du khách.
Đất để làm ra sản phẩm được lấy tận mỏ đất ở sông Phan, sau đó thuê xe chở về để sử dụng từ từ. Việc tạo hình cho sản phẩm còn giữ nguyện vẹn cho tới ngày nay với chiếc bàn tròn nhỏ để tạo hình cho các sản phẩm gốm được đóng cố định, người thợ đi vòng quanh cái bàn để hình dáng của sản phẩm theo như ý của mình. Sau khi hoàn thiện xong phần tạo hình, người thợ đi vòng dùng thanh tre nhỏ uốn cong để gọt bớt những chỗ dư thừa trên sản phẩm.
Khi các công đoạn chỉnh sửa sản phẩm đã xong, người ta đem sản phẩm ra phơi nắng cho khô rồi đưa đi nung. Cách nung gốm ở đây cũng thật đặc biệt, gốm được đặt lên mặt sân, sau đó phủ rơm rạ, lá dừa khô rồi nổi lửa đốt, khi lửa tàn thì sản phẩm cũng vừa chín, Để trang trí màu cho sản phẩm, lúc gốm vừa dỡ ra khỏi lò đang còn nóng người thợ dùng nước chế từ trái thị vẩy lên sản phẩm, khi nguội sẽ tạo thành những đốm sao tròn màu nâu đen trông đẹp và rất lạ mắt.
Hiện nay làng gốm Bình Đức – Bắc Bình có khoảng 40 hộ, trong thời gian tới theo chủ trương mở rộng làng nghề gốm của tỉnh Bình Thuận, chắc chắn số hộ nghề sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và du khách. Hãy đến tham quan làng Gốm Bình Đức để thấy được sự khéo léo và cần mẫn từ đôi tay người thợ, và mua mua những món quà ý nghĩa để làm quà cho người thân đó cũng là kỷ niệm cho một chuyến tham quan đầy thú vị của du khách.
Tags:
Làng nghề truyền thống