Linh Sơn Cổ Tự nằm ở lưng chừng núi Linh Sơn thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Từ QL1A hướng từ Phan Thiết rẽ vào bên trái đi khoảng 5km mới đến chân núi.
Chùa Linh Sơn do Tổ Hải Bình Bảo Tạng khai sơn vào khoảng năm 1938 – 1939. Khởi nguyên của ngôi Chùa là một hang đá bên dòng suối, xưa kia Tổ Bảo Tạng từ Trà Can vào để ẩn thân tu thiền, do cảm ân đức của Tổ nên dân làng dựng lên ngôi Chùa bằng tranh để thờ phụng Tam bảo và làm nơi hành đạo cho Tổ Bảo Tạng.
Dân làng thỉnh Tổ khai sơn trụ trì và được Tổ đặt hiệu Chùa là Linh Sơn Tự. Đặc biệt Chùa còn giữ được một số bảo vật như Ấn Đồng, quả Đại Hồng Chung và nhất là pho tượng Tổ Bảo Tạng bằng đồng rất có giá trị về mặt lịch sử. Thời kháng chiến Linh Sơn cổ tự bị triệt hạ toàn bộ.
Đến năm 1993 Đại Đức Nguyên Thận được bổ nhiệm trụ trì, Thầy đã vận động Phật Tử trùng tu lại toàn bộ ngôi Chùa trên nền cũ, Chùa được xây dựng lại cổng Tam Quan và đặc biệt tạo thêm những cảnh quan theo tín ngưỡng dân gian, như Tề Thiên Đại Thánh, Dinh Ngũ Hành, miếu Sơn Thần…Trước chánh điện xây chiếc thuyền Bát Nhã, trên tôn trí tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, giữa cảnh núi rừng thâm u, ẩn hiện trong tàn cây hốc đá những điện thờ nghi ngút khói hương khi Phật Tử đến chiêm bái tưởng chừng như mình lạc trong cảnh Tây Phương Tịnh Độ.
Chùa Linh Sơn do Tổ Hải Bình Bảo Tạng khai sơn vào khoảng năm 1938 – 1939. Khởi nguyên của ngôi Chùa là một hang đá bên dòng suối, xưa kia Tổ Bảo Tạng từ Trà Can vào để ẩn thân tu thiền, do cảm ân đức của Tổ nên dân làng dựng lên ngôi Chùa bằng tranh để thờ phụng Tam bảo và làm nơi hành đạo cho Tổ Bảo Tạng.
Dân làng thỉnh Tổ khai sơn trụ trì và được Tổ đặt hiệu Chùa là Linh Sơn Tự. Đặc biệt Chùa còn giữ được một số bảo vật như Ấn Đồng, quả Đại Hồng Chung và nhất là pho tượng Tổ Bảo Tạng bằng đồng rất có giá trị về mặt lịch sử. Thời kháng chiến Linh Sơn cổ tự bị triệt hạ toàn bộ.
Đến năm 1993 Đại Đức Nguyên Thận được bổ nhiệm trụ trì, Thầy đã vận động Phật Tử trùng tu lại toàn bộ ngôi Chùa trên nền cũ, Chùa được xây dựng lại cổng Tam Quan và đặc biệt tạo thêm những cảnh quan theo tín ngưỡng dân gian, như Tề Thiên Đại Thánh, Dinh Ngũ Hành, miếu Sơn Thần…Trước chánh điện xây chiếc thuyền Bát Nhã, trên tôn trí tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, giữa cảnh núi rừng thâm u, ẩn hiện trong tàn cây hốc đá những điện thờ nghi ngút khói hương khi Phật Tử đến chiêm bái tưởng chừng như mình lạc trong cảnh Tây Phương Tịnh Độ.