Phan Thiết là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa với các lễ hội khá phong phú, đa dạng, tiêu biểu như Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Katê, Lễ hội rước đèn Trung thu … đây cũng là dịp để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Phan Thiết.
Dưới sông sắp đặt ghe đua
Trên bờ sửa soạn Miếu Chìa Trạo ca
(Hát chèo Bả Trạo)
Việc thờ tự, cúng tế, lễ hội ở Vạn nhằm hướng con người về với cội nguồn, với Tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.
Lễ hội Katê
Hai tỉnh có nhiều cư dân Chăm như Ninh Thuận và Bình Thuận cùng tổ chức lễ hội Katê vào ngày 1/7 Chăm lịch hằng năm (từ 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại các đền, tháp, sau đó chuyển về các gia đình ở Phan Thiết. Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất, kéo dài 5 ngày của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn.
Đây là lễ tết để tưởng nhớ các anh hùng, thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hóa như: Pôklông Garai, Pôrômê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là dịp viếng thăm, gặp gỡ các người thân…Lễ hội này ở phan thiet bắt đầu vào buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ trình y phục với các nghi thức trang trọng trong tiếng nhạc dân tộc và các điệu vũ cổ truyền. Trưa ngày chính hội là lễ dâng cúng và lễ rước thần, tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng… Khi trời sắp tối là kết thúc nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia trò chơi vui như ngâm thơ, múa hát…
Lễ hội cầu ngư
Lễ hội Cầu Ngư ở dinh Vạn Thủy Tú, thành phố Phan Thiết thường diễn ra vào ngày 20/6 Âm lịch hàng năm và đã trở thành một lễ hội truyền thống của nhân dân ở đây. Ở mỗi kỳ lễ hội, bà con tổ chức lễ với các nghi thức cúng tế trang trọng, bên cạnh đó là phần hội với chèo Bả Trạo, hát Bội đan xen trong lễ. Ngoài ta, còn có các trò chơi dân gian của ngư dân miền biển như hát bài chòi, thi đua thuyền, lắc thúng giữa các Vạn với nhau như câu ca xưa còn truyền lại:Dưới sông sắp đặt ghe đua
Trên bờ sửa soạn Miếu Chìa Trạo ca
(Hát chèo Bả Trạo)
Việc thờ tự, cúng tế, lễ hội ở Vạn nhằm hướng con người về với cội nguồn, với Tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.
Lễ hội Nghinh Ông
Tham gia diễu hành là 4 bang hội người Hoa: Phúc Kiến, Quảng Châu, Hải Nam, Triều Châu hóa trang với trang phục truyền thống, thành các nhân vật như Quan Công, Trương Phi, Bát Tiên, Tiên Nữ, Tôn Ngộ Không, Quan Thế Âm bồ Tát… Đặc biệt là màn diễu hành của con Rồng Thanh Long được xem là dài nhất Việt Nam và Đông Nam Á.Lễ hội đua thuyền
Trong không khí tưng bừng náo nhiệt của những ngày đầu năm, hàng vạn người dân tập trung hai bên bờ sông để xem và cổ vũ cho những đội thuyền từ khắc các nơi về đua tài. Từ trên bờ sông nhìn xuống, những chiếc thuyền đua như những mũi tên xé nước lao trên dòng nước trong xanh, trong tiếng hò dô vang dội của các tay chèo, hòa cùng tiếng reo hò cổ vũ của người xem tạo thành một bản hòa tấu của ngày hội rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa đặc sắc của địa phương.Lễ hội Cầu yên
Là một trong nhựng lễ hội truyền thống của người Chăm tại Phan Thiết, được tổ chức hằng năm tại các xóm làng, xóm vùng dân tộc Chăm Bà Ni. Lễ hội diễn ra vào đầu tháng giêng Chăm lịch, kéo dài khoảng 3 ngày, 3 đêm. Dân làng làm lễ Cầu yên để tống tiễn những điều xấu, không may của năm cũ. Nghi lễ được tiến hành vào lúc chạng vạng tối. Sau phần nghi lễ là đến các tiết mục múa, hát của người dân tộc Chăm và trò chơi thả thuyền. Ngoài ra, đồng bào dân tộc Chăm ở Phan Thiết thường xuyên tổ chức các lễ hội khác như: lễ Cầu Đảo, lễ Rija Nưga, lễ Dắp Đập, lễ Cấm Phòng..Lễ hội Katê
Hai tỉnh có nhiều cư dân Chăm như Ninh Thuận và Bình Thuận cùng tổ chức lễ hội Katê vào ngày 1/7 Chăm lịch hằng năm (từ 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại các đền, tháp, sau đó chuyển về các gia đình ở Phan Thiết. Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất, kéo dài 5 ngày của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn.
Đây là lễ tết để tưởng nhớ các anh hùng, thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hóa như: Pôklông Garai, Pôrômê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là dịp viếng thăm, gặp gỡ các người thân…Lễ hội này ở phan thiet bắt đầu vào buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ trình y phục với các nghi thức trang trọng trong tiếng nhạc dân tộc và các điệu vũ cổ truyền. Trưa ngày chính hội là lễ dâng cúng và lễ rước thần, tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng… Khi trời sắp tối là kết thúc nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia trò chơi vui như ngâm thơ, múa hát…
Lễ hội Trung thu
Đêm hội Trung thu chẳng những thể hiện nét đặc sắc, cái đẹp lung linh huyền ảo, mà nó còn mang ý nghĩa xã hội – nhăn văn – kinh tế. Với những nét đặc sắc, độc đáo riêng của mình, lễ hội Trung thu tại thành phố Phan Thiết đã được sắc kỷ lịch Guiness Việt Nam công nhận là lễ hội Trung thu lớn nhất trong nước thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương cùng tham gia.
Tags:
Lễ hội