Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Bình Thuận là một trong những địa phương biển có nền văn hóa dân gian "đậm đặc" miền biển với nhiều loại hình di sản văn hóa biển độc đáo có thể đưa vào khai thác du lịch, đó là tín ngưỡng dân gian, nghề truyền thống và ẩm thực biển.
- Trường Dục Thanh: được xây dựng năm 1907, năm 1910 trên đường đi tìm đường cứu nước, thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học tại đây. Di tích Dục Thanh đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1986. Trong khu di tích trường Dục Thanh có bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Bình Thuận.
- Đình Vạn Thủy Tú: là một trong những di tích được công nhận và có dấu ấn văn hoá đặc trưng của vùng biển Duyên hải miền Trung, nơi lưu giữ bộ xương cá voi lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
- Đình làng Đức Nghĩa: được xây dựng vào đầu thập niên thế kỷ XIX, hiện còn lưu trữ nhiều di sản văn hoá Hán Nôm như hoành phi, liên đối, khám thờ … được chạm trổ công phu và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đình đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1991.
- Đình làng Đức Thắng: lúc đầu được xây dựng thờ Thần Thành Hoàng của làng, năm 1811 được xây dựng lại và có quy mô lớn nhất ở Phan Thiết lúc bấy giờ. Đình kiến trúc theo lối dân gian tứ trụ, hiện nay còn lưu giữ nhiều sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng. Đình được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1991.
- Dinh Thầy Thím: nằm ở xã Tân Tiến, TX. La Gi, là 1 trong 3 cụm di tích danh thắng nổi tiếng của tỉnh và được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Kiến trúc như ngôi đình làng với nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím. Cách Dinh Thầy Thím khoảng 5km là khu vực mộ Thầy Thím.
- Nhóm đền tháp Chăm Pôđam: có niên đại thế kỷ VIII - IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, bao gồm 6 tháp, hiện nay chỉ còn lại 3 tháp tương đối nguyên vẹn hình dạng, còn 3 tháp khác bị sụp đổ và chỉ còn lại phần đế. Đặc biệt các cửa chính quay về hướng Nam, 6 tháp đều nhỏ và thấp hơn các tháp Chăm khác. Tháp cao nhất khoảng 7 - 8m, mỗi cạnh đáy khoảng 3 - 3,50m. Tháp PôÐam là nơi thực hiện nghi lễ, thờ cúng Vua Chăm hàng năm của người Chăm Phú Lạc và các vùng lân cận.
- Chùa Hang (Cổ Thạch tự): tọa lạc trong hang động trên núi Cổ Thạch ở độ cao trên 64m thuộc huyện Tuy Phong. Ngoài kiến trúc độc đáo được xây dựng bằng hàng vạn phiến đá lớn nhỏ, nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa lịch sử quý hiếm: câu đối, bức hoành phi, Đại hồng chung, trống sấm, …
- Đền thờ vua Chăm Pô Klong Mơh Nai (Bắc Bình): thờ một trong những vị vua cuối cùng của vương quốc Chămpa, gồm có 3 đền: đền vua Chăm, đền thờ hoàng hậu thứ nhất người Chăm cùng 2 con và đền thờ hoàng hậu thứ hai người Việt.
- Chùa núi Tà Cú (chùa Núi): tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400m, thuộc xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, là một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Tại đây còn có tượng Phật nhập niết bàn dài 49m, cao 7m, hệ thống cáp treo đưa du khách tham quan toàn cảnh chùa và khu BTTN Tà Cú.
- Vạn An Thạnh: nằm ở xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, với kiến trúc kiểu đình làng và thờ khoảng 70 bộ xương cá voi. Được xây dựng năm 1781 gắn liền với lịch sử hình thành Đảo Phú Quý, chứa đựng nhiều giá trị vật chất, tinh thần, tín ngưỡng nghề nghiệp của ngư dân đảo Phú Quý.
- Đền thờ Công chúa Bàn Tranh: nằm ở xã Long Hải, huyện Phú Quý, thờ một Nữ Thần của người Chăm. Nhân dân trên đảo gọi là miếu thờ Bà Chúa Xứ. Hiện trong đền còn có nhiều loại tượng bia bằng đá. Bà đã được các vua triều Nguyễn ban tặng nhiều sắc phong vì đã có công phù hộ cho người dân trên đảo được sống yên lành.
- Chùa Bà Đức Sanh: là nơi thờ các vị nữ thần phù trợ sinh đẻ của giới phụ nữ. Đây là loại hình tín ngưỡng thờ mẫu dân gian duy nhất ở Bình Thuận nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung.
- Chùa An Lạc: đã xây dựng hơn 120 năm, với kiến trúc khá quy mô và đậm tính nghệ thuật cao.
- Đền thờ bà Chúa Ngọc - vạn Thương Hải và đình làng Triều Dương ở Phú Quý: Với những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử – văn hóa tiêu biểu, còn bảo lưu một số di vật cổ có giá trị.
- Đền thờ thần Sài Nại ở Phú Quý : xây dựng cuối thế kỷ XVII, thờ thầy Sài Nại đã hiển linh cứu giúp người dân trên đảo. Nhân dân 9 làng của 3 xã luân phiên lưu giữ sắc phong, cúng tế trong một năm, là một tập tục độc đáo, riêng biệt của Phú Quý.
- Đình làng Long Hải : xây dựng cuối thế kỷ XVIII, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh và các bậc tiền bối đã có công khai mở đất đai, tạo lập làng xã và dựng đình. Tại đây còn lưu giữ các tư liệu Hán Nôm, di vật có giá trị.
- Đình Long Hương: 300 năm lịch sử khai thiên lập làng vào thời Trịnh - Nguyễn. Ngày nay, miếu đã trở thành đình làng, tiếp tục là biểu tượng về nguồn cội quê hương của người dân Liên Hương.
- Vạn Tả Tân: Với những giá trị về văn hóa, kiến trúc lâu đời với Sắc phong của vua Triều Nguyễn ban tặng cho vạn Tả Tân.
- Chùa Bửu Sơn : tại khu vực Lầu Ông Hoàng, gần quần thể tháp Chăm Pô Sah Inư.
- Chùa Ông: là ngôi chùa cổ và lớn nhất của người Hoa ở Bình Thuận thuộc phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết. Ngôi miếu thờ Quan Công, chùa có kiến trúc đẹp, vào các ngày lễ, đặc biệt là Tết cổ truyền của dân tộc, người dân các vùng lân cận thường đến đây cầu nguyện.
- Chùa bà Thiên Hậu: do người Hoa xây dựng từ năm 1728 tại Phan Rí (Bắc Bình), để thờ Bà Thiên Hậu - một nhân vật trong truyền thuyết thường giúp đỡ những người đi biển khi họ gặp nạn. Chùa Bà Thiên Hậu mang nét kiến trúc cổ Trung Hoa. Hiện ở đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán- Nôm có giá trị.
- Chùa Pháp Võ: nằm trên núi đá thuộc xã Vĩnh Hảo (Tuy Phong) là một danh thắng đẹp nổi tiếng của huyện Tuy Phong. Cảnh quan xung quanh rất đẹp, nhiều tảng đá lớn, nhỏ chồng lên nhau tạo thành các hang đá. Hang đá lớn nhất dùng để thờ Phật Tổ Như Lai. Hàng năm vào những dịp lễ, Tết, rằm tháng 4, tháng 7, … thu hút rất đông khách hành hương từ TP. Phan Thiết, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, TP. Hồ Chí Minh.
- Trung tâm trưng bày văn hóa dân tộc Chăm (Bắc Bình): là nơi lưu giữ, cung cấp tư liệu về nền văn hóa Chăm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân và tham quan nghiên cứu của du khách.
- Các tháp Chăm cổ được phát hiện: ở Hàm Thạnh, Mương Mán (Hàm Thuận Nam); Hàm Liêm, Thuận Minh, Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc); cách núi Ông của xã Bình Tân, huyện Bắc Bình khoảng 2 km.
- Căn cứ Khu 6: là căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc. Đây là điểm du lịch về nguồn vừa mang ý nghĩa một điểm đến giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho ngành du lịch của tỉnh hấp dẫn du khách khắp nơi.
- Căn cứ địa của Tỉnh ủy Bình Tuy: nằm tại vị trí thác 3 của Thác Bà.
- Căn cứ Lê Hồng Phong (khu Lê): thuộc huyện Bắc Bình, là căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, biểu trưng cho truyền thống anh dũng, sáng tạo của nhân dân Bình Thuận.
- Bia chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng: ở xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, kỷ niệm trận đánh Hoài Đức-Bắc Ruộng có ảnh hưởng lớn đến cục diện chiến trường khu 6 và toàn Miền Nam, mở đầu cho phong trào Đồng Khởi.
- Lễ hội Kỳ Yên: là lễ hội ở thánh đường của người Chăm BàNi (Hồi giáo cũ) tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, cầu cho quốc thái dân yên, mưa thuận gió hòa. Lễ hội của người Chăm nhưng đã tiếp biến văn hóa của người Việt trong quá trình sinh sống lâu đời tại khu vực này.
- Lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty: hàng năm vào mùng 2 tết Nguyên Đán, trên sông Cà Ty (TP. Phan Thiết) diễn ra lễ hội đua thuyền mang đậm nét văn hoá truyền thống của địa phương.
- Lễ hội Nghinh Ông: của cộng đồng người Hoa tại thành phố Phan Thiết, là một trong những lễ hội đặc sắc về truyền thống văn hóa.
- Lễ hội Trung thu: được tổ chức hàng năm tại Phan Thiết vào đêm 14/8 âm lịch, không khí hoành tráng với muôn sắc màu, đèn hoa rực rỡ được các cháu thiếu niên, nhi đồng diễu hành trên các trục đường của thành phố Phan Thiết.
- Lễ hội chém trâu tế thần: là phong tục độc đáo, riêng biệt của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, được tổ chức vào tháng 4 Chăm lịch trong 1 ngày đêm tại đền Pô Rum Păn.
Một số lễ hội hàng năm được tổ chức thường xuyên trên địa bàn tỉnh và ngày càng nâng tầm qui mô lớn.
Bình Thuận có một nền văn hóa đa dạng và lâu đời của nhiều dân tộc. Toàn tỉnh có hơn 30 dân tộc chung sống, trong đó 6 dân tộc đông nhất là: Việt (Kinh), Chăm, Hoa, Ra Glai, Cơ Ho và Tày. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nền kiến trúc của người Chăm rất phong phú. Trang phục, nhạc cụ, điệu múa, lời ca là những di sản quý của nền văn hóa cổ Sa Huỳnh và văn hóa Chăm cổ còn được đồng bào lưu giữ đến ngày nay. Các công trình kiến trúc cổ có đền, tháp, đình, chùa, lăng, miếu đan xen với các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội truyền thống của người Việt, người Chăm... đã đem lại cho mảnh đất Bình Thuận những nét văn hóa riêng và độc đáo.
Lễ hội văn hóa cộng đồng các dân tộc ở Bình Thuận đang sở hữu một khối lượng di sản văn hóa to lớn, nhất là lễ hội truyền thống. Những lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số luôn tạo sự thu hút đặc biệt. Người Chăm có lễ hội Katê, người Hoa có lễ hội nghinh Ông, gần đây, ngoài những lễ hội văn hóa chung của dân tộc, người Bình Thuận còn có thêm lễ hội Dinh Thầy Thím. Trước đây, các lễ hội đó chỉ được tổ chức trong lòng cộng đồng mỗi dân tộc. Ngày nay, với mục đích lưu truyền, phát huy và nhất là tạo thêm thế mạnh cho ngành du lịch, chính quyền Bình Thuận bảo trợ để phục dựng, tổ chức các lễ hội đó theo chuỗi lễ hội, tức là sẽ có nhiều lễ hội được tổ chức gần thời điểm. Các lễ hội mang tính hiện đại được tổ chức hằng năm là Đua thuyền mừng xuân (mùng hai tết Nguyên Đán), Rước đèn đường phố (tết trung thu). Ngoài ra tỉnh cũng đã tổ chức hàng năm giải lướt ván diều, ván buồm mang tầm quốc tế... đã thu hút sự quan tâm của du khách Quốc tế và trong nước.
• Các trò chơi văn hoá truyền thống:
- Khám phá chinh phục đồi cát bay, đi thuyền thúng, thử làm ngư dân, câu cá, câu mực đêm, …
• Nghệ thuật truyền thống:
- Song song với sự phong phú và đa dạng của các hình thức lễ hội là sự phát triển của các loại hình văn hóa nghệ thuật như chèo Bá Trạo, dân ca Chăm, múa Chăm, sử thi Raglai, …
• Làng nghề truyền thống:
- Các làng nghề truyền thống khá đa dạng, nổi bật là nghề chạm gỗ, đan mây tre, gốm và thủ công mỹ nghệ. Năm 2007 tỉnh công nhận 15 làng nghề TTCN đạt tiêu chuẩn, 7 làng nghề truyền thống đan mây tre, bánh tráng, mộc dân dụng, chế biến hải sản, …. Hiện nay tỉnh đang đầu tư 2 dự án chính nhằm khôi phục và phát triển phục vụ du lịch: Làng nghề bánh tráng Phú Long, làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ (Hàm Thuận Bắc).
- Dự kiến trong thời gian tới sẽ tập trung xây dựng 6 dự án: nghề sản xuất nước mắm tại Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Tuy Phong; nghề đồ gỗ và mộc gia dụng, cơ khí sửa chữa, mây tre đan ở Suối Kiết; nghề đan rổ ở Phan Rí Cửa và vùng nguyên liệu cây mây tại huyện Đức Linh, góp phần phát triển du lịch, hình thành các tuyến du lịch sinh thái đồng quê, tham quan làng nghề truyền thống khá hấp dẫn.
• Di sản văn hóa:
- Cồng chiêng trong văn hóa các dân tộc ít người, nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người K’ho Mạ, Bình Thuận. Tập trung ở 3 xã vùng cao Hàm Thuận Bắc và xã Phan Sơn của Bắc Bình, văn hoá cồng chiêng và các làn điệu dân ca của dân tộc Châu Ro ở xã Trà Tân, huyện Đức Linh.
- Khèn bầu, đàn Chapi, trống Paranưng và những điệu múa rộn ràng, các làn điệu dân ca của các dân tộc Châu Ro, dân tộc Raglai và dân tộc Chăm là những di sản văn hóa vô giá của tỉnh Bình Thuận.
Các đặc sản, văn hóa ẩm thực:
- Nước mắm Phan Thiết: là thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là biểu tượng đặc trưng riêng của Phan Thiết.
- Mực một nắng món đặc sản ngon nhất của tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra còn có hải sản khô, cá cơm, các loại mắm tẩm gia vị, …
- Thanh Long: là thương hiệu trái cây nổi tiếng của Bình Thuận.
- Bánh rế, cốm hộc Phan Thiết.
- Văn hóa ẩm thực : mang hương vị đậm đà của những món ăn đặc sản vùng biển như bánh xèo, bánh căn, bánh hỏi, gỏi cá mai, cá đục, cá suốt, chang chang, dông, cua Huỳnh đế, cháo hàu, sò điệp, … Cần khai thác nghệ thuật ẩm thực trong các tuyến du lịch, giới thiệu hình ảnh Bình Thuận qua các món ăn đặc sắc, hấp dẫn.
Các di tích lịch sử cấp quốc gia tại Bình Thuận
- Quần thể tháp Chăm Pô Sah Inư: nằm trên đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải, là một trong những di tích văn hóa quý giá còn sót lại của vương quốc Chăm Pa được xây dựng cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX thờ thần Shiva và công chúa Pô Sah Inư. Hàng năm đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến đây cầu nguyện.
- Trường Dục Thanh: được xây dựng năm 1907, năm 1910 trên đường đi tìm đường cứu nước, thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học tại đây. Di tích Dục Thanh đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1986. Trong khu di tích trường Dục Thanh có bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Bình Thuận.
- Đình Vạn Thủy Tú: là một trong những di tích được công nhận và có dấu ấn văn hoá đặc trưng của vùng biển Duyên hải miền Trung, nơi lưu giữ bộ xương cá voi lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
- Đình làng Đức Nghĩa: được xây dựng vào đầu thập niên thế kỷ XIX, hiện còn lưu trữ nhiều di sản văn hoá Hán Nôm như hoành phi, liên đối, khám thờ … được chạm trổ công phu và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đình đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1991.
- Đình làng Đức Thắng: lúc đầu được xây dựng thờ Thần Thành Hoàng của làng, năm 1811 được xây dựng lại và có quy mô lớn nhất ở Phan Thiết lúc bấy giờ. Đình kiến trúc theo lối dân gian tứ trụ, hiện nay còn lưu giữ nhiều sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng. Đình được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1991.
- Dinh Thầy Thím: nằm ở xã Tân Tiến, TX. La Gi, là 1 trong 3 cụm di tích danh thắng nổi tiếng của tỉnh và được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Kiến trúc như ngôi đình làng với nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím. Cách Dinh Thầy Thím khoảng 5km là khu vực mộ Thầy Thím.
- Nhóm đền tháp Chăm Pôđam: có niên đại thế kỷ VIII - IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, bao gồm 6 tháp, hiện nay chỉ còn lại 3 tháp tương đối nguyên vẹn hình dạng, còn 3 tháp khác bị sụp đổ và chỉ còn lại phần đế. Đặc biệt các cửa chính quay về hướng Nam, 6 tháp đều nhỏ và thấp hơn các tháp Chăm khác. Tháp cao nhất khoảng 7 - 8m, mỗi cạnh đáy khoảng 3 - 3,50m. Tháp PôÐam là nơi thực hiện nghi lễ, thờ cúng Vua Chăm hàng năm của người Chăm Phú Lạc và các vùng lân cận.
- Chùa Hang (Cổ Thạch tự): tọa lạc trong hang động trên núi Cổ Thạch ở độ cao trên 64m thuộc huyện Tuy Phong. Ngoài kiến trúc độc đáo được xây dựng bằng hàng vạn phiến đá lớn nhỏ, nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa lịch sử quý hiếm: câu đối, bức hoành phi, Đại hồng chung, trống sấm, …
- Đền thờ vua Chăm Pô Klong Mơh Nai (Bắc Bình): thờ một trong những vị vua cuối cùng của vương quốc Chămpa, gồm có 3 đền: đền vua Chăm, đền thờ hoàng hậu thứ nhất người Chăm cùng 2 con và đền thờ hoàng hậu thứ hai người Việt.
- Chùa núi Tà Cú (chùa Núi): tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400m, thuộc xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, là một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Tại đây còn có tượng Phật nhập niết bàn dài 49m, cao 7m, hệ thống cáp treo đưa du khách tham quan toàn cảnh chùa và khu BTTN Tà Cú.
- Vạn An Thạnh: nằm ở xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, với kiến trúc kiểu đình làng và thờ khoảng 70 bộ xương cá voi. Được xây dựng năm 1781 gắn liền với lịch sử hình thành Đảo Phú Quý, chứa đựng nhiều giá trị vật chất, tinh thần, tín ngưỡng nghề nghiệp của ngư dân đảo Phú Quý.
- Dốc Ông Bằng: thuộc xã Tân Tiến, TX. La Gi là nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bình Thuận. Dốc Ông Bằng là điểm du lịch văn hóa lịch sử về truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Bình Thuận.
- Đền thờ Công chúa Bàn Tranh: nằm ở xã Long Hải, huyện Phú Quý, thờ một Nữ Thần của người Chăm. Nhân dân trên đảo gọi là miếu thờ Bà Chúa Xứ. Hiện trong đền còn có nhiều loại tượng bia bằng đá. Bà đã được các vua triều Nguyễn ban tặng nhiều sắc phong vì đã có công phù hộ cho người dân trên đảo được sống yên lành.
- Chùa Bà Đức Sanh: là nơi thờ các vị nữ thần phù trợ sinh đẻ của giới phụ nữ. Đây là loại hình tín ngưỡng thờ mẫu dân gian duy nhất ở Bình Thuận nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung.
- Chùa An Lạc: đã xây dựng hơn 120 năm, với kiến trúc khá quy mô và đậm tính nghệ thuật cao.
- Đền thờ bà Chúa Ngọc - vạn Thương Hải và đình làng Triều Dương ở Phú Quý: Với những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử – văn hóa tiêu biểu, còn bảo lưu một số di vật cổ có giá trị.
- Đền thờ thần Sài Nại ở Phú Quý : xây dựng cuối thế kỷ XVII, thờ thầy Sài Nại đã hiển linh cứu giúp người dân trên đảo. Nhân dân 9 làng của 3 xã luân phiên lưu giữ sắc phong, cúng tế trong một năm, là một tập tục độc đáo, riêng biệt của Phú Quý.
- Đình làng Long Hải : xây dựng cuối thế kỷ XVIII, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh và các bậc tiền bối đã có công khai mở đất đai, tạo lập làng xã và dựng đình. Tại đây còn lưu giữ các tư liệu Hán Nôm, di vật có giá trị.
- Đình Long Hương: 300 năm lịch sử khai thiên lập làng vào thời Trịnh - Nguyễn. Ngày nay, miếu đã trở thành đình làng, tiếp tục là biểu tượng về nguồn cội quê hương của người dân Liên Hương.
- Vạn Tả Tân: Với những giá trị về văn hóa, kiến trúc lâu đời với Sắc phong của vua Triều Nguyễn ban tặng cho vạn Tả Tân.
- Miếu Hải Tân và Vạn Thạch Long: được công nhận là di tích cấp Tỉnh.
- Chùa Bửu Sơn : tại khu vực Lầu Ông Hoàng, gần quần thể tháp Chăm Pô Sah Inư.
Các công trình du lịch lịch sử
- Lầu Ông Hoàng: gồm một quần thể đồi, núi, sông, biển, chùa, tháp tạo thành khu danh lam thắng cảnh nổi lên giữa ngọn đồi Ngọc Lâm, đã từng đi vào thơ ca và huyền thoại. Lầu Ông Hoàng nằm trong quần thể di tích bao gồm nhóm tháp Chàm cổ, chùa Bửu Sơn, Núi Cố, mộ Nguyễn Thông … tất cả hợp thành khu di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh của tỉnh Bình Thuận.
- Chùa Ông: là ngôi chùa cổ và lớn nhất của người Hoa ở Bình Thuận thuộc phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết. Ngôi miếu thờ Quan Công, chùa có kiến trúc đẹp, vào các ngày lễ, đặc biệt là Tết cổ truyền của dân tộc, người dân các vùng lân cận thường đến đây cầu nguyện.
- Chùa bà Thiên Hậu: do người Hoa xây dựng từ năm 1728 tại Phan Rí (Bắc Bình), để thờ Bà Thiên Hậu - một nhân vật trong truyền thuyết thường giúp đỡ những người đi biển khi họ gặp nạn. Chùa Bà Thiên Hậu mang nét kiến trúc cổ Trung Hoa. Hiện ở đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán- Nôm có giá trị.
- Chùa Pháp Võ: nằm trên núi đá thuộc xã Vĩnh Hảo (Tuy Phong) là một danh thắng đẹp nổi tiếng của huyện Tuy Phong. Cảnh quan xung quanh rất đẹp, nhiều tảng đá lớn, nhỏ chồng lên nhau tạo thành các hang đá. Hang đá lớn nhất dùng để thờ Phật Tổ Như Lai. Hàng năm vào những dịp lễ, Tết, rằm tháng 4, tháng 7, … thu hút rất đông khách hành hương từ TP. Phan Thiết, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, TP. Hồ Chí Minh.
- Trung tâm trưng bày văn hóa dân tộc Chăm (Bắc Bình): là nơi lưu giữ, cung cấp tư liệu về nền văn hóa Chăm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân và tham quan nghiên cứu của du khách.
- Các tháp Chăm cổ được phát hiện: ở Hàm Thạnh, Mương Mán (Hàm Thuận Nam); Hàm Liêm, Thuận Minh, Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc); cách núi Ông của xã Bình Tân, huyện Bắc Bình khoảng 2 km.
- Căn cứ Khu 6: là căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc. Đây là điểm du lịch về nguồn vừa mang ý nghĩa một điểm đến giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho ngành du lịch của tỉnh hấp dẫn du khách khắp nơi.
- Căn cứ địa của Tỉnh ủy Bình Tuy: nằm tại vị trí thác 3 của Thác Bà.
- Căn cứ Lê Hồng Phong (khu Lê): thuộc huyện Bắc Bình, là căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, biểu trưng cho truyền thống anh dũng, sáng tạo của nhân dân Bình Thuận.
- Bia chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng: ở xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, kỷ niệm trận đánh Hoài Đức-Bắc Ruộng có ảnh hưởng lớn đến cục diện chiến trường khu 6 và toàn Miền Nam, mở đầu cho phong trào Đồng Khởi.
Các tài nguyên văn hoá, nghệ thuật phi vật thể tại Bình Thuận
Các lễ hội lớn ở Bình Thuận
- Lễ hội Katê: là lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn, tổ chức vào tháng 8-9 âm lịch tại các lăng tẩm, đền miếu và các gia đình đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận.
- Lễ hội Ramưvan: diễn ra hàng năm, cứ 03 tháng trong 01 năm và lùi ngược dần. Đây là lễ hội tiêu biểu của đồng bào Chăm theo đạo Bà ni, vừa mang màu sắc tôn giáo, vừa là tín ngưỡng dân gian được lưu giữ và kế thừa rất lâu đời. Lễ hội Ramưwan bao gồm nhiều nghi lễ và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như lễ Sút Amưrăm (kinh hội đầu năm, lễ Sút Yâng (kinh hội xoay vòng), lễ tảo mộ, tháng Ramưwan, lễ Và ha.. . Ngoài những nghi lễ trang trọng, còn có các tiết mục văn nghệ dân tộc dân gian hết sức ấn tượng.
- Lễ hội Dinh Thầy Thím: là một nét văn hoá đặc sắc riêng của Bình Thuận. Hàng năm, vào ngày 15-16 tháng 9 âm lịch, tại Dinh Thầy Thím (La Gi) diễn ra lễ hội lớn nhân ngày giỗ Thầy Thím, tưởng nhớ đến hai vị đã có công chữa bệnh giúp dân lành. Lễ hội Dinh Thầy Thím thu hút rất đông du khách đến đây để cầu nguyện sức khoẻ, hạnh phúc cho gia đình và cho công việc làm ăn của mình được thuận lợi. Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian rất hấp dẫn như: chèo Bả Trạo, diễn xướng tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá đi bộ, thi kéo co… tạo nên một không khí hội hè vô cùng sôi động.
- Lễ hội Kỳ Yên: là lễ hội ở thánh đường của người Chăm BàNi (Hồi giáo cũ) tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, cầu cho quốc thái dân yên, mưa thuận gió hòa. Lễ hội của người Chăm nhưng đã tiếp biến văn hóa của người Việt trong quá trình sinh sống lâu đời tại khu vực này.
- Lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty: hàng năm vào mùng 2 tết Nguyên Đán, trên sông Cà Ty (TP. Phan Thiết) diễn ra lễ hội đua thuyền mang đậm nét văn hoá truyền thống của địa phương.
- Lễ hội Nghinh Ông: của cộng đồng người Hoa tại thành phố Phan Thiết, là một trong những lễ hội đặc sắc về truyền thống văn hóa.
- Lễ hội Trung thu: được tổ chức hàng năm tại Phan Thiết vào đêm 14/8 âm lịch, không khí hoành tráng với muôn sắc màu, đèn hoa rực rỡ được các cháu thiếu niên, nhi đồng diễu hành trên các trục đường của thành phố Phan Thiết.
- Lễ hội chém trâu tế thần: là phong tục độc đáo, riêng biệt của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, được tổ chức vào tháng 4 Chăm lịch trong 1 ngày đêm tại đền Pô Rum Păn.
Một số lễ hội hàng năm được tổ chức thường xuyên trên địa bàn tỉnh và ngày càng nâng tầm qui mô lớn.
Bình Thuận có một nền văn hóa đa dạng và lâu đời của nhiều dân tộc. Toàn tỉnh có hơn 30 dân tộc chung sống, trong đó 6 dân tộc đông nhất là: Việt (Kinh), Chăm, Hoa, Ra Glai, Cơ Ho và Tày. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nền kiến trúc của người Chăm rất phong phú. Trang phục, nhạc cụ, điệu múa, lời ca là những di sản quý của nền văn hóa cổ Sa Huỳnh và văn hóa Chăm cổ còn được đồng bào lưu giữ đến ngày nay. Các công trình kiến trúc cổ có đền, tháp, đình, chùa, lăng, miếu đan xen với các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội truyền thống của người Việt, người Chăm... đã đem lại cho mảnh đất Bình Thuận những nét văn hóa riêng và độc đáo.
Lễ hội văn hóa cộng đồng các dân tộc ở Bình Thuận đang sở hữu một khối lượng di sản văn hóa to lớn, nhất là lễ hội truyền thống. Những lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số luôn tạo sự thu hút đặc biệt. Người Chăm có lễ hội Katê, người Hoa có lễ hội nghinh Ông, gần đây, ngoài những lễ hội văn hóa chung của dân tộc, người Bình Thuận còn có thêm lễ hội Dinh Thầy Thím. Trước đây, các lễ hội đó chỉ được tổ chức trong lòng cộng đồng mỗi dân tộc. Ngày nay, với mục đích lưu truyền, phát huy và nhất là tạo thêm thế mạnh cho ngành du lịch, chính quyền Bình Thuận bảo trợ để phục dựng, tổ chức các lễ hội đó theo chuỗi lễ hội, tức là sẽ có nhiều lễ hội được tổ chức gần thời điểm. Các lễ hội mang tính hiện đại được tổ chức hằng năm là Đua thuyền mừng xuân (mùng hai tết Nguyên Đán), Rước đèn đường phố (tết trung thu). Ngoài ra tỉnh cũng đã tổ chức hàng năm giải lướt ván diều, ván buồm mang tầm quốc tế... đã thu hút sự quan tâm của du khách Quốc tế và trong nước.
• Các trò chơi văn hoá truyền thống:
- Khám phá chinh phục đồi cát bay, đi thuyền thúng, thử làm ngư dân, câu cá, câu mực đêm, …
• Nghệ thuật truyền thống:
- Song song với sự phong phú và đa dạng của các hình thức lễ hội là sự phát triển của các loại hình văn hóa nghệ thuật như chèo Bá Trạo, dân ca Chăm, múa Chăm, sử thi Raglai, …
• Làng nghề truyền thống:
- Các làng nghề truyền thống khá đa dạng, nổi bật là nghề chạm gỗ, đan mây tre, gốm và thủ công mỹ nghệ. Năm 2007 tỉnh công nhận 15 làng nghề TTCN đạt tiêu chuẩn, 7 làng nghề truyền thống đan mây tre, bánh tráng, mộc dân dụng, chế biến hải sản, …. Hiện nay tỉnh đang đầu tư 2 dự án chính nhằm khôi phục và phát triển phục vụ du lịch: Làng nghề bánh tráng Phú Long, làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ (Hàm Thuận Bắc).
- Dự kiến trong thời gian tới sẽ tập trung xây dựng 6 dự án: nghề sản xuất nước mắm tại Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Tuy Phong; nghề đồ gỗ và mộc gia dụng, cơ khí sửa chữa, mây tre đan ở Suối Kiết; nghề đan rổ ở Phan Rí Cửa và vùng nguyên liệu cây mây tại huyện Đức Linh, góp phần phát triển du lịch, hình thành các tuyến du lịch sinh thái đồng quê, tham quan làng nghề truyền thống khá hấp dẫn.
• Di sản văn hóa:
- Cồng chiêng trong văn hóa các dân tộc ít người, nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người K’ho Mạ, Bình Thuận. Tập trung ở 3 xã vùng cao Hàm Thuận Bắc và xã Phan Sơn của Bắc Bình, văn hoá cồng chiêng và các làn điệu dân ca của dân tộc Châu Ro ở xã Trà Tân, huyện Đức Linh.
- Khèn bầu, đàn Chapi, trống Paranưng và những điệu múa rộn ràng, các làn điệu dân ca của các dân tộc Châu Ro, dân tộc Raglai và dân tộc Chăm là những di sản văn hóa vô giá của tỉnh Bình Thuận.
Các đặc sản, văn hóa ẩm thực:
- Nước mắm Phan Thiết: là thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là biểu tượng đặc trưng riêng của Phan Thiết.
- Mực một nắng món đặc sản ngon nhất của tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra còn có hải sản khô, cá cơm, các loại mắm tẩm gia vị, …
- Thanh Long: là thương hiệu trái cây nổi tiếng của Bình Thuận.
- Bánh rế, cốm hộc Phan Thiết.
- Văn hóa ẩm thực : mang hương vị đậm đà của những món ăn đặc sản vùng biển như bánh xèo, bánh căn, bánh hỏi, gỏi cá mai, cá đục, cá suốt, chang chang, dông, cua Huỳnh đế, cháo hàu, sò điệp, … Cần khai thác nghệ thuật ẩm thực trong các tuyến du lịch, giới thiệu hình ảnh Bình Thuận qua các món ăn đặc sắc, hấp dẫn.
Tags:
Du lịch Bình Thuận