Po Sah Inư là một trong ba nhóm đền tháp Chăm thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, có niên đại sớm từ đầu thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ IX.
Nhóm tháp tọa lạc trên ngọn đồi khi xưa có tên là đồi Bà Nài thuộc địa phận thôn Ngọc Lâm phường Phú Hài (xưa là Phố Hài), cách thành phố Phan Thiết khoảng 7km về hướng Đông. Cạnh tháp B trong nhóm tháp có một ngôi chùa cổ là chùa Bửu Sơn được xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII. Phía dưới chân đồi là biển và bên phía Tây phía dưới đồi có con Sông Cái bao quanh chảy ra biển.
Đây là một trong những nhóm đền tháp cổ kính nhất ở Bình Thuận (trong phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai ở Bình Thuận còn có tháp Podam (Pô Tằm) ở huyện Tuy Phong và nhóm tháp Làng Gọ ở xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc) là những nhóm đền tháp cổ của vương quốc Chămpa còn lại cho đến ngày nay ở miền Trung Việt Nam.
Với lợi thế nằm trên tuyến đường du lịch từ trung tâm thành phố biển đi Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tháp Pô Sah Inư luôn là một điểm tham quan hấp dẫn và độc đáo, thu hút khá đông du khác
Tháp Chính thờ thần chủ Siva, trong lòng tháp vẫn còn bệ thờ Linga – Yoni là biểu tượng của thần, có niên đại cùng thời với tháp cho đến nay. Từ thế kỷ XIX – XX nhiều người thường gọi là tháp Phố Hài trùng với địa danh ở đây, trong sách “Inventaire descriptif des nonumorits Chăm do L’annap” của nhà khảo cổ học, sử học người Pháp H.Parmentier cũng gọi là tháp Phố Hài. Khoảng từ thế kỷ XX về sau người Chăm gọi là tháp Po Sah Inư là tên của công chúa, chị ruột của vua Podam và đều là con của vua Chăm ParaChanh mà sử Việt gọi là La Khải. Sau khi Po Sah Inư mất, Hoàng tộc Chăm đã xây đền thờ để thờ Bà trong khuôn viên tháp Phố Hài. Như vậy có thời kỳ nhóm đền tháp này tồn tại 2 tên là Phố Hài và Po Sah Inư.
Từ khoảng thế kỷ XVI trở về sau đền thờ Bà bị sụp đổ, cùng thời gian này cả 3 tháp trong nhóm cũng sụp đổ dần, tạo nên một lớp đất, gạch, đá dày gần 2m bao phủ toàn bộ khuôn viên tháp. Lúc này người Chăm sử dụng luôn tháp Chính vốn thờ thần Siva từ hơn 800 năm trước để thờ công chúa Po Sah Inư. Dấu tích của đền thờ được phát hiện qua đợt khai quật khảo cổ từ năm 1991 – 1995 cùng với nền móng các đền thờ và rất nhiều các loại ngói lợp, ngói trang trí và vật thờ. Đợt khai quật lần này cũng đã phát hiện nhiều hiện vật quý gắn liền với các lễ nghi, lễ hội thời kỳ này như: tượng thần, tù và bằng gốm, bộ Rasun batau (Pesani), bình gốm, mảnh tai và một bàn chân bò thần Nandin bằng đá granit, ống điếu và vòi ấm bằng đất nung, chén, dĩa, nồi gốm…
Có thể khái quát lại một số nét chính về kiến trúc là toàn bộ các thể khối xây và điêu khắc của cả nhóm tháp hoàn toàn làm bằng gạch nung trước khi xây dựng. Chất kết dính là nhựa thực vật mà chủ yếu là dầu rái. Các trụ áp tường hình trụ, nổi bật là 2 trụ phía ngoài cửa của tháp Chính. Các mảng tường ít trang trí hoa văn mà thường để trơn hoặc chạm sâu vào gạch các ô hình chữ nhật. Hoàn toàn không dùng chất liệu đá trong kiến trúc và trang trí nghệ thuật hoặc làm đà tạo lực trên thân và đỉnh tháp. Ngoại trừ bệ thờ Linga – Yoni và một số tượng thần, tượng bò thần Nandin.
Đến hẹn lại lên, hằng năm cứ đến ngày 01/7 Chăm lịch, cộng đồng người Chăm huyện Hàm Thuận Bắc nói riêng và đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh lại hân hoan hành hương về tháp Pô Sah Inư để tổ chức Lễ hội Katê.Nghi lễ Nghinh rước y trang nữ thần Pô Sah Inư lên Tháp
Trong những ngày này, đồng bào người Chăm huyện Hàm Thuận Bắc và các địa phương trong tỉnh đã xuống đồng thu hoạch lúa, hoa màu và các loại nông sản khác. Thời gian càng đến gần, bà con nô nức trang hoàng nhà cửa, sắm sửa vật dụng, chuẩn bị trẩy hội về tháp Pô Sah Inư đón lễ truyền thống.
Lễ hội Katê phần lễ vẫn diễn ra theo đúng phong tục truyền thống vốn có kể từ khi phục dựng đến nay. Các nghi thức lễ diễn ra theo đúng trình tự, thời gian đã được ấn định. Mở đầu là nghi thức cúng Cầu an của dòng tộc người Chăm theo đạo Bàni từ 15 giờ 30 đến 17 giờ 30; tiếp đến là các nghi thức rước kiệu y trang nữ thần Pô Sah Inư lên Tháp, nghi thức mở cửa Tháp, tắm bệ thờ Linga – Yoni, mặc trang phục và cúng Đại lễ Katê. Tất cả các nghi thức lễ kể trên được thực hiện bởi các chức sắc người Chăm tại tháp Chính.
Bên cạnh phần lễ, phần hội vẫn duy trì với các loại hình trò chơi, hội thi góp phần làm tăng thêm không khí vui tươi cho Lễ hội, đồng thời khơi lại một số nét sinh hoạt trong lễ nghi, hội hè, sinh hoạt thường ngày của cộng đồng người Chăm mà chúng ta ít có cơ hội được chứng kiến.
Nhóm tháp tọa lạc trên ngọn đồi khi xưa có tên là đồi Bà Nài thuộc địa phận thôn Ngọc Lâm phường Phú Hài (xưa là Phố Hài), cách thành phố Phan Thiết khoảng 7km về hướng Đông. Cạnh tháp B trong nhóm tháp có một ngôi chùa cổ là chùa Bửu Sơn được xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII. Phía dưới chân đồi là biển và bên phía Tây phía dưới đồi có con Sông Cái bao quanh chảy ra biển.
Đây là một trong những nhóm đền tháp cổ kính nhất ở Bình Thuận (trong phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai ở Bình Thuận còn có tháp Podam (Pô Tằm) ở huyện Tuy Phong và nhóm tháp Làng Gọ ở xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc) là những nhóm đền tháp cổ của vương quốc Chămpa còn lại cho đến ngày nay ở miền Trung Việt Nam.
Với lợi thế nằm trên tuyến đường du lịch từ trung tâm thành phố biển đi Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tháp Pô Sah Inư luôn là một điểm tham quan hấp dẫn và độc đáo, thu hút khá đông du khác
Kiến trúc tháp Po Sah Inư
Nhóm Tháp Po Sah Inư có 3 tháp gồm: Tháp Chính (tháp A), tháp thờ thần Lửa (tháp C) và tháp B thờ bò thần Nandin (cuối thế kỷ XIX vẫn còn, sau đó đã mất). Đây là nhóm đền tháp được xây dựng trên đồi cao gần biển duy nhất trong phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai của nền văn hóa Chămpa, trong khi tất cả các tháp khác đều tọa lạc trên đồi cao hoặc khu vực đồng bằng xa biển. Vì sao chỉ có nhóm tháp này lại phải được xây dựng gần biển, cho đến nay vấn đề này đang là câu hỏi chưa có lời giải đáp từ phía các nhà khoa học. Các giá trị hiếm có của di tích về lịch sử, niên đại, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và những nội dung khác liên quan như sự gắn kết giữa văn hóa vật thể với văn hóa phi vật thể, giữa lễ nghi lễ hội của cộng đồng người Chăm với tháp Po Sah Inư từ xưa đến nay chứng minh là nhóm đền tháp có vai trò quan trọng đặc biệt trong số các di tích kiến trúc ở địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng và của cả di sản văn hóa Chămpa nói chung.Tháp Chính thờ thần chủ Siva, trong lòng tháp vẫn còn bệ thờ Linga – Yoni là biểu tượng của thần, có niên đại cùng thời với tháp cho đến nay. Từ thế kỷ XIX – XX nhiều người thường gọi là tháp Phố Hài trùng với địa danh ở đây, trong sách “Inventaire descriptif des nonumorits Chăm do L’annap” của nhà khảo cổ học, sử học người Pháp H.Parmentier cũng gọi là tháp Phố Hài. Khoảng từ thế kỷ XX về sau người Chăm gọi là tháp Po Sah Inư là tên của công chúa, chị ruột của vua Podam và đều là con của vua Chăm ParaChanh mà sử Việt gọi là La Khải. Sau khi Po Sah Inư mất, Hoàng tộc Chăm đã xây đền thờ để thờ Bà trong khuôn viên tháp Phố Hài. Như vậy có thời kỳ nhóm đền tháp này tồn tại 2 tên là Phố Hài và Po Sah Inư.
Từ khoảng thế kỷ XVI trở về sau đền thờ Bà bị sụp đổ, cùng thời gian này cả 3 tháp trong nhóm cũng sụp đổ dần, tạo nên một lớp đất, gạch, đá dày gần 2m bao phủ toàn bộ khuôn viên tháp. Lúc này người Chăm sử dụng luôn tháp Chính vốn thờ thần Siva từ hơn 800 năm trước để thờ công chúa Po Sah Inư. Dấu tích của đền thờ được phát hiện qua đợt khai quật khảo cổ từ năm 1991 – 1995 cùng với nền móng các đền thờ và rất nhiều các loại ngói lợp, ngói trang trí và vật thờ. Đợt khai quật lần này cũng đã phát hiện nhiều hiện vật quý gắn liền với các lễ nghi, lễ hội thời kỳ này như: tượng thần, tù và bằng gốm, bộ Rasun batau (Pesani), bình gốm, mảnh tai và một bàn chân bò thần Nandin bằng đá granit, ống điếu và vòi ấm bằng đất nung, chén, dĩa, nồi gốm…
Có thể khái quát lại một số nét chính về kiến trúc là toàn bộ các thể khối xây và điêu khắc của cả nhóm tháp hoàn toàn làm bằng gạch nung trước khi xây dựng. Chất kết dính là nhựa thực vật mà chủ yếu là dầu rái. Các trụ áp tường hình trụ, nổi bật là 2 trụ phía ngoài cửa của tháp Chính. Các mảng tường ít trang trí hoa văn mà thường để trơn hoặc chạm sâu vào gạch các ô hình chữ nhật. Hoàn toàn không dùng chất liệu đá trong kiến trúc và trang trí nghệ thuật hoặc làm đà tạo lực trên thân và đỉnh tháp. Ngoại trừ bệ thờ Linga – Yoni và một số tượng thần, tượng bò thần Nandin.
Tháp Chính là tháp lớn và cao nhất trong nhóm. Tháp cao 16m; có tất cả 3 tầng, hai tầng trên có kiến trúc gần giống tầng dưới nhưng giảm dần kích thước cũng như các chi tiết kiến trúc và nghệ thuật. Cứ như vậy, nhỏ dần và cao vút lên trên cùng với phần mái tháp. Ở lưng chừng mái tháp có 4 lỗ thông hơi về 4 hướng, nhằm thông hơi và hút khí nóng trong lòng tháp ra ngoài, phần nào tạo sự cân bằng giữa bên trong và bên ngoài, sự hòa hợp giữa thần linh và trời đất. Đây chính là điểm nhấn về tâm linh khi các chức sắc thực hiện lễ nghi và họ tin rằng, các vị thần từ cõi trên đi về bằng con đường này. Tháp Chính cũng là nơi được tập trung những giá trị về kiến trúc vật chất và tinh thần cũng như về tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo. Ngày nay ngoài các vị chức sắc đại diện cho tầng lớp tu sĩ người Chăm ở địa phương chủ trì hành lễ ở trong tháp, những người dân thường và du khách cũng có thể vào cầu khẩn thần linh ở bệ thờ Linga – Yoni, kể cả ngày lễ và ngày thường.
Tháp B: Tháp cao 12m, có 3 tầng như tháp A nhưng nhỏ hơn. Trong lòng tháp thờ bò thần Nandin mà từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX người dân địa phương vẫn thấy, sau đó không thấy nữa. Trong đợt khai quật khảo cổ những năm 1991 – 1995, đã tìm thấy một số mảnh và bàn chân của bò thần Nandin. Trước tháp có một sân lễ lớn, hiện nay dùng dựng rạp trong lễ Katê[1].
Tháp C: Do chức năng nguyên thủy ban đầu là thờ thần Lửa nên kiến trúc chỉ có 1 tầng bao gồm cả chân đế, thân và đỉnh tháp, tháp có chiều cao 5m; chiều rộng mỗi cạnh gần 4m. Dấu vết sụp đổ cho biết hàng trăm năm trước cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, phần đỉnh và mái tháp bị sạt đổ cùng với đế tháp bị mủn mục sâu vào bên trong thân tháp. Sau khi tu bổ tôn tạo xong, chức năng của tháp được sử dụng lại, nhưng chủ yếu là nơi người ta để lễ vật trước khi vào hành lễ ở tháp Chính. Cả 3 ngôi tháp trong nhóm Po Sah Inư đã được tu bổ, tôn tạo lại nhiều lần để có được hình dáng kiến trúc và không gian văn hóa như hiện tại.
Tháp B: Tháp cao 12m, có 3 tầng như tháp A nhưng nhỏ hơn. Trong lòng tháp thờ bò thần Nandin mà từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX người dân địa phương vẫn thấy, sau đó không thấy nữa. Trong đợt khai quật khảo cổ những năm 1991 – 1995, đã tìm thấy một số mảnh và bàn chân của bò thần Nandin. Trước tháp có một sân lễ lớn, hiện nay dùng dựng rạp trong lễ Katê[1].
Tháp C: Do chức năng nguyên thủy ban đầu là thờ thần Lửa nên kiến trúc chỉ có 1 tầng bao gồm cả chân đế, thân và đỉnh tháp, tháp có chiều cao 5m; chiều rộng mỗi cạnh gần 4m. Dấu vết sụp đổ cho biết hàng trăm năm trước cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, phần đỉnh và mái tháp bị sạt đổ cùng với đế tháp bị mủn mục sâu vào bên trong thân tháp. Sau khi tu bổ tôn tạo xong, chức năng của tháp được sử dụng lại, nhưng chủ yếu là nơi người ta để lễ vật trước khi vào hành lễ ở tháp Chính. Cả 3 ngôi tháp trong nhóm Po Sah Inư đã được tu bổ, tôn tạo lại nhiều lần để có được hình dáng kiến trúc và không gian văn hóa như hiện tại.
Lễ hội Katê tại tháp Po Sah Inư
Từ trước cho đến nửa đầu thế kỷ XX người Chăm thường thực hiện nhiều lễ nghi ở đây. Từ năm 2005 lễ hội Katê được phục dựng với đầy đủ các quy trình về không gian, thời gian, hình thức, nội dung và giá trị nguyên gốc như xưa. Từ lúc được phục dựng cho đến nay và mãi sau này, hàng năm lễ hội Katê được tổ chức đều đặn để cùng với tháp Po Sah Inư cổ kính làm nên điểm đến thu hút du khách tạo đà cho phát triển du lịch.Đến hẹn lại lên, hằng năm cứ đến ngày 01/7 Chăm lịch, cộng đồng người Chăm huyện Hàm Thuận Bắc nói riêng và đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh lại hân hoan hành hương về tháp Pô Sah Inư để tổ chức Lễ hội Katê.Nghi lễ Nghinh rước y trang nữ thần Pô Sah Inư lên Tháp
Trong những ngày này, đồng bào người Chăm huyện Hàm Thuận Bắc và các địa phương trong tỉnh đã xuống đồng thu hoạch lúa, hoa màu và các loại nông sản khác. Thời gian càng đến gần, bà con nô nức trang hoàng nhà cửa, sắm sửa vật dụng, chuẩn bị trẩy hội về tháp Pô Sah Inư đón lễ truyền thống.
Lễ hội Katê phần lễ vẫn diễn ra theo đúng phong tục truyền thống vốn có kể từ khi phục dựng đến nay. Các nghi thức lễ diễn ra theo đúng trình tự, thời gian đã được ấn định. Mở đầu là nghi thức cúng Cầu an của dòng tộc người Chăm theo đạo Bàni từ 15 giờ 30 đến 17 giờ 30; tiếp đến là các nghi thức rước kiệu y trang nữ thần Pô Sah Inư lên Tháp, nghi thức mở cửa Tháp, tắm bệ thờ Linga – Yoni, mặc trang phục và cúng Đại lễ Katê. Tất cả các nghi thức lễ kể trên được thực hiện bởi các chức sắc người Chăm tại tháp Chính.
Bên cạnh phần lễ, phần hội vẫn duy trì với các loại hình trò chơi, hội thi góp phần làm tăng thêm không khí vui tươi cho Lễ hội, đồng thời khơi lại một số nét sinh hoạt trong lễ nghi, hội hè, sinh hoạt thường ngày của cộng đồng người Chăm mà chúng ta ít có cơ hội được chứng kiến.
Du khách tham gia hoạt động phần hội dịp Lễ hội
Khai màn cho phần hội là môn thi “Giã gạo” diễn ra vào 9 giờ ngày đầu. Đây là phần thi mang tính hấp dẫn, sôi động nhất, quy tụ các đội tham gia đến từ 6 huyện. Các thanh niên Chăm sẽ thực hiện động tác giã gạo, từng nhịp chày lên xuống đều đặn, tạo âm thanh vui nhộn, đều đặn. Từ những hạt tóc ban đầu sẽ cho ra những hạt gạo trắng tinh, không bể nát qua đôi bàn tay sẩy sàn khéo léo của người phụ nữ Chăm.
Vào 14 giờ chiều cùng ngày là phần hội thi “Trang trí lễ vật trên Thônla và Cổ bồng”. Đây là phần thi hứa hẹn nhiều điều thú vị, được công chúng thưởng lãm rất đông, vì đây là nghi thức mà chúng ta ít khi bắt gặp trong sinh hoạt thường ngày, chỉ được thực hiện trong những lễ nghi quan trọng tại các đền tháp, hấp dẫn hơn vì phần thi này được thực hiện bởi các nghệ nhân nam, những người đàn ông quanh năm quen với việc đồng án, nhưng họ thật sự là những nghệ nhân đích thực khi trổ tài, đặc biệt hơn nữa việc này chỉ có các nghệ nhân nam đảm nhận và thực hiện trong các lần tổ chức lễ nghi theo truyền thống, các chị em phụ nữ không quen cũng như không thuần thục việc xoay cổ trầu trên Thônla.
Tiếp đến là phần thi thổi kèn Saranai, du khách và công chúng sẽ được thưởng thức những khúc nhạc mang âm hưởng dân ca Chăm do các nghệ nhân không chuyên đến từ 6 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh) trình diễn. Phần thi này hứa hẹn sẽ đem lại cho du khách, công chúng không khí vui tươi, nhộn nhịp bởi tiếng kèn Saranai réo rắt, trầm bổng.
Song hành với các phần thi trên, du khách và công chúng có thể tự mình tham gia vào trò chơi “Bịt mắt đập niêu”. Đây là phần thi được duy trì tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo du khách và công chúng tham gia, đặc biệt một số du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi được tự mình tham gia trong sự hò reo của đông đảo mọi người tham quan, viếng lễ.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến trò chơi “Đội nước vượt chướng ngại vật”. Đây là trò chơi được đông đảo đồng bào Chăm, du khách quan tâm nhiều nhất, bởi mang đến một không khí vui nhộn, náo nức khi trò chơi diễn ra. Thật tài tình khi các “dụ” đựng nước được người chơi đội trên đầu mà không cần dùng tay đỡ để di chuyển về đích. Thông qua trò chơi cũng phần nào cho ta thấy được cảnh lấy nước sinh hoạt thường ngày tại các sông suối của đồng bào Chăm trước đây. Cũng chính từ cảnh sinh hoạt này mà Amưnhân – một nhạc sĩ của người Chăm đã cho ra đời nhạc phẩm nổi tiếng “Bến nước tình yêu” để tái hiện cảnh những đôi trai gái người Chăm hẹn hò, chơi đùa bên dòng suối.
Khi màn đêm buông xuống cũng chính là giây phút được chờ đợi nhất, đó là chương trình văn nghệ dân gian Chăm diễn ra vào tối 13/10. Năm nay, các tiết mục văn nghệ của 6 huyện sẽ mang đến cho du khách và công chúng một món khai vị thật sự ấn tượng bên cạnh chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh được dàn dựng công phu, hoành tráng; đây sẽ là một bữa tiệc tinh thần khó quên mà Ban Tổ chức dành tặng cho đông đảo công chúng và du khách.
Ngoài những hoạt động chính yếu kể trên, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân gian Chăm và tận mắt chứng kiến những nghề truyền thống của đồng bào Chăm (nghề dệt thổ cẩm, nghề làm gốm) do các nghệ nhân đến từ Bắc Bình, Ninh Thuận trình diễn.
Có thể nói, ngoài phần lễ được các chức sắc người Chăm thực hiện theo đúng phong tục truyền thống, thì phần hội ít nhiều mang lại cho du khách cái nhìn khái quát về đời sống, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Chăm ở Bình Thuận. Lễ hội Katê chính là giây phút thiêng liêng ngắn ngủi của đời thường đánh thức tháp Chăm cổ kính dưới lớp bụi thời gian. Hãy đến để chiêm ngưỡng và hòa mình vào Lễ hội.
Khai màn cho phần hội là môn thi “Giã gạo” diễn ra vào 9 giờ ngày đầu. Đây là phần thi mang tính hấp dẫn, sôi động nhất, quy tụ các đội tham gia đến từ 6 huyện. Các thanh niên Chăm sẽ thực hiện động tác giã gạo, từng nhịp chày lên xuống đều đặn, tạo âm thanh vui nhộn, đều đặn. Từ những hạt tóc ban đầu sẽ cho ra những hạt gạo trắng tinh, không bể nát qua đôi bàn tay sẩy sàn khéo léo của người phụ nữ Chăm.
Vào 14 giờ chiều cùng ngày là phần hội thi “Trang trí lễ vật trên Thônla và Cổ bồng”. Đây là phần thi hứa hẹn nhiều điều thú vị, được công chúng thưởng lãm rất đông, vì đây là nghi thức mà chúng ta ít khi bắt gặp trong sinh hoạt thường ngày, chỉ được thực hiện trong những lễ nghi quan trọng tại các đền tháp, hấp dẫn hơn vì phần thi này được thực hiện bởi các nghệ nhân nam, những người đàn ông quanh năm quen với việc đồng án, nhưng họ thật sự là những nghệ nhân đích thực khi trổ tài, đặc biệt hơn nữa việc này chỉ có các nghệ nhân nam đảm nhận và thực hiện trong các lần tổ chức lễ nghi theo truyền thống, các chị em phụ nữ không quen cũng như không thuần thục việc xoay cổ trầu trên Thônla.
Tiếp đến là phần thi thổi kèn Saranai, du khách và công chúng sẽ được thưởng thức những khúc nhạc mang âm hưởng dân ca Chăm do các nghệ nhân không chuyên đến từ 6 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh) trình diễn. Phần thi này hứa hẹn sẽ đem lại cho du khách, công chúng không khí vui tươi, nhộn nhịp bởi tiếng kèn Saranai réo rắt, trầm bổng.
Song hành với các phần thi trên, du khách và công chúng có thể tự mình tham gia vào trò chơi “Bịt mắt đập niêu”. Đây là phần thi được duy trì tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo du khách và công chúng tham gia, đặc biệt một số du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi được tự mình tham gia trong sự hò reo của đông đảo mọi người tham quan, viếng lễ.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến trò chơi “Đội nước vượt chướng ngại vật”. Đây là trò chơi được đông đảo đồng bào Chăm, du khách quan tâm nhiều nhất, bởi mang đến một không khí vui nhộn, náo nức khi trò chơi diễn ra. Thật tài tình khi các “dụ” đựng nước được người chơi đội trên đầu mà không cần dùng tay đỡ để di chuyển về đích. Thông qua trò chơi cũng phần nào cho ta thấy được cảnh lấy nước sinh hoạt thường ngày tại các sông suối của đồng bào Chăm trước đây. Cũng chính từ cảnh sinh hoạt này mà Amưnhân – một nhạc sĩ của người Chăm đã cho ra đời nhạc phẩm nổi tiếng “Bến nước tình yêu” để tái hiện cảnh những đôi trai gái người Chăm hẹn hò, chơi đùa bên dòng suối.
Khi màn đêm buông xuống cũng chính là giây phút được chờ đợi nhất, đó là chương trình văn nghệ dân gian Chăm diễn ra vào tối 13/10. Năm nay, các tiết mục văn nghệ của 6 huyện sẽ mang đến cho du khách và công chúng một món khai vị thật sự ấn tượng bên cạnh chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh được dàn dựng công phu, hoành tráng; đây sẽ là một bữa tiệc tinh thần khó quên mà Ban Tổ chức dành tặng cho đông đảo công chúng và du khách.
Ngoài những hoạt động chính yếu kể trên, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân gian Chăm và tận mắt chứng kiến những nghề truyền thống của đồng bào Chăm (nghề dệt thổ cẩm, nghề làm gốm) do các nghệ nhân đến từ Bắc Bình, Ninh Thuận trình diễn.
Có thể nói, ngoài phần lễ được các chức sắc người Chăm thực hiện theo đúng phong tục truyền thống, thì phần hội ít nhiều mang lại cho du khách cái nhìn khái quát về đời sống, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Chăm ở Bình Thuận. Lễ hội Katê chính là giây phút thiêng liêng ngắn ngủi của đời thường đánh thức tháp Chăm cổ kính dưới lớp bụi thời gian. Hãy đến để chiêm ngưỡng và hòa mình vào Lễ hội.
Tags:
Du lịch Phan Thiết