Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bình Thuận có đồi núi, đồng bằng và vùng ven biển, có hơn 192 km chiều dài bờ biển chia bờ biển thành những đoạn lõm, vòm tạo nên những bãi tắm đẹp như Mũi Né, Hòn Rơm, Cổ Thạch...Ngoài khơi biển Bình Thuận có huyện đảo Phú Quý có diện tích tự nhiên rộng khoảng 16,5 km2, là cầu nối quan trọng giữa đất liền với quần đảo Trường Sa.
Bình Thuận có khí hậu nhiệt đới nóng và khô, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 27oC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 800 đến 1.150mm.
- Phía Bắc - Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận.
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Đông - Đông Nam giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai.
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Bình Thuận có đồi núi, đồng bằng và vùng ven biển, có hơn 192 km chiều dài bờ biển chia bờ biển thành những đoạn lõm, vòm tạo nên những bãi tắm đẹp như Mũi Né, Hòn Rơm, Cổ Thạch...Ngoài khơi biển Bình Thuận có huyện đảo Phú Quý có diện tích tự nhiên rộng khoảng 16,5 km2, là cầu nối quan trọng giữa đất liền với quần đảo Trường Sa.
Bình Thuận có khí hậu nhiệt đới nóng và khô, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 27oC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 800 đến 1.150mm.
Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10, vì vậy mùa khô thực tế thường kéo dài hơn.
Bình Thuận có 4 dạng địa hình cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận có một số đảo, trong đó có huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh núi vươn ra sát biển tạo nên các mũi: La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ.
Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2, là một trong 3 ngư trường lớn nhất Việt Nam giàu nguồn lợi về các loại hải sản có giá trị kinh tế cao; trữ lượng hải sản vùng 50 m nước (độ sâu) trở vào bờ khoảng 220 - 240 ngàn tấn, khả năng khai thác hải sản các loại trong vùng 50m nước trở vào bờ, với sản lượng khoảng 120 ngàn tấn/năm, với nhiều hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai… Diện tích đất có khả năng phát triển nuôi tôm bán thâm canh khoảng 1.000 ha. Các vùng ven biển và đảo có thể phát triển nuôi cá lồng bè các loại hải đặc sản như cá mú, tôm hùm. Trên biển Đông, huyện đảo Phú Quý rộng hơn 24 km2, gần đường hàng hải quốc tế, là điểm giao lưu Bắc Nam và ngư trường Trường Sa, thuận lợi cho phát triển ngành khai thác, chế biến hải sản, đang được đầu tư để trở thành Trung tâm dịch vụ hàng hải và du lịch quốc tế.
Sông ngòi tại Bình Thuận đều ngắn, lượng nước không điều hòa, mùa mưa thì nước sông chảy mạnh, mùa nắng làm sông bị khô hạn. Hệ thống sông ngòi khá dày đặc với nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) chảy ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km)… rất thuận tiện để phát triển hệ thống công trình thủy lợi và du lịch sinh thái.
Hạ tầng cơ sở giao thông của Bình Thuận tương đối hoàn chỉnh, là lợi thế rất lớn để thu hút khách du lịch và vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực du lịch và công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bình Thuận cách thành phố Hồ Chí Minh 200km, cách Bà Rịa - Vũng Tàu 120 km có các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 55, quốc lộ 28, đường sắt Bắc - Nam đi qua, đó là thế mạnh để phát triển kinh tế và du lịch.
Thiên nhiên ưu đãi cho Bình Thuận nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, đặc biệt là phát triển ngành du lịch, thế mạnh vượt trội của tỉnh Bình Thuận.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10, vì vậy mùa khô thực tế thường kéo dài hơn.
Bình Thuận có 4 dạng địa hình cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận có một số đảo, trong đó có huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh núi vươn ra sát biển tạo nên các mũi: La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ.
Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2, là một trong 3 ngư trường lớn nhất Việt Nam giàu nguồn lợi về các loại hải sản có giá trị kinh tế cao; trữ lượng hải sản vùng 50 m nước (độ sâu) trở vào bờ khoảng 220 - 240 ngàn tấn, khả năng khai thác hải sản các loại trong vùng 50m nước trở vào bờ, với sản lượng khoảng 120 ngàn tấn/năm, với nhiều hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai… Diện tích đất có khả năng phát triển nuôi tôm bán thâm canh khoảng 1.000 ha. Các vùng ven biển và đảo có thể phát triển nuôi cá lồng bè các loại hải đặc sản như cá mú, tôm hùm. Trên biển Đông, huyện đảo Phú Quý rộng hơn 24 km2, gần đường hàng hải quốc tế, là điểm giao lưu Bắc Nam và ngư trường Trường Sa, thuận lợi cho phát triển ngành khai thác, chế biến hải sản, đang được đầu tư để trở thành Trung tâm dịch vụ hàng hải và du lịch quốc tế.
Sông ngòi tại Bình Thuận đều ngắn, lượng nước không điều hòa, mùa mưa thì nước sông chảy mạnh, mùa nắng làm sông bị khô hạn. Hệ thống sông ngòi khá dày đặc với nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) chảy ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km)… rất thuận tiện để phát triển hệ thống công trình thủy lợi và du lịch sinh thái.
Hạ tầng cơ sở giao thông của Bình Thuận tương đối hoàn chỉnh, là lợi thế rất lớn để thu hút khách du lịch và vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực du lịch và công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bình Thuận cách thành phố Hồ Chí Minh 200km, cách Bà Rịa - Vũng Tàu 120 km có các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 55, quốc lộ 28, đường sắt Bắc - Nam đi qua, đó là thế mạnh để phát triển kinh tế và du lịch.
Thiên nhiên ưu đãi cho Bình Thuận nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, đặc biệt là phát triển ngành du lịch, thế mạnh vượt trội của tỉnh Bình Thuận.
Tags:
Du lịch Bình Thuận