Vạn An Thạnh tọa lạc trên một bãi cát trắng sát cạnh bờ biển thuộc Thôn Triều Dương, xã Tam Thanh. Tên gọi Vạn An Thạnh nói lên ước nguyện có một cuộc sống an khang, thịnh vượng của bà con ngư dân nơi đây. Vạn thờ cá Ông cùng thờ Thành hoàng bổn xứ và Tiền hiền, Hậu hiền.
Nếu như ở các vùng nông nghiệp có tên Đình là thiết chế văn hóa truyền thống của làng, thì các vùng ngư nghiệp ven biển và hải đảo có tên là Vạn. Đình hay Vạn đều thờ Thành Hoàng bổn xứ và Tiền hiền, Hậu hiền. Tuy nhiên Vạn là một loại hình mang đậm sắc thái tín ngưỡng ngư nghiệp, Thần Thành Hoàng trong Vạn là phần thờ phụ còn chính thống vẫn là Thần Nam Hải.
Các hạng mục trong Vạn thể hiện được những nét nghệ thuật độc đáo, mang đậm chất văn hóa biển của người Việt ta. Những hình đắp nổi: long phượng, cá mực, hoa lá…; cùng hệ thống hoành phi, liễn đối đã phản ánh sự quy tụ những bàn tay, khối óc tài hoa của cộng đồng cư dân trên đảo trong suốt hàng trăm năm qua, thu hút du khách thập phương mỗi khi đến đảo.
Tại Vạn còn lưu giữ bộ xương cá Nhà Táng thuộc họ cá Voi, bộ xương có chiều dài trên 17m, có 50 đốt xương, cá có 30 đôi răng mọc ở hàm dưới (tương truyền lúc cá mới dạt vào bờ nặng khoảng 40 tấn), bộ xương đã được phục dựng và hiện đang trưng bày tại nhà trưng bày xương Cá Voi trong khuôn viên của Vạn.
Ngoài những giá trị văn hóa dân gian truyền thống Vạn An Thạnh là một Bảo tàng văn hóa biển tồn tại đã gần 250 năm, với nhiều sưu tập những chủng loại cá voi và rùa da. Có thể xếp vào hạng các Bảo tàng về biển có niên đại cổ xưa trên thế giới. Trong những năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu về Hải dương học, những đoàn khách du lịch nước ngoài đến đảo đã rất thích thú về việc bảo quản, giữ gìn di vật trong Vạn An Thạnh.
Vạn An Thạnh như một chứng nhân bao đời của lịch sử vùng đảo. Những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và văn học dân gian sẽ được kế thừa tiếp tục phát triển những điểm tốt, hạn chế và loại bỏ dần những biểu hiện tiêu cực trong lễ nghi để sẵn sàng chuyển giao tốt cho thế hệ mai sau. Vạn An Thạnh được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia, tại Quyết định số 51/QĐ/BT ngày 12/01/1996.
Bên cạnh các hoạt động nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng ngư nghiệp, Vạn An Thạnh còn là nơi tổ chức những buổi sinh hoạt quan trọng của làng, xã như: hội họp, đua thuyền, tổ chức hát bội để phục vụ bà con nhân dân hàng tháng, hàng năm.
Mỗi dịp lễ hội, người dân xứ đảo có đi làm ăn ở xa cũng tranh thủ quay về Vạn An Thạnh để dâng nén hương tạ ơn Ông Nam Hải. Sau đó sau gặp gỡ trao đổi việc làm ăn trong năm qua và xem hát bội.Bộ xương cá Ông ở Vạn An Thạnh
Lễ hội cầu ngư ở vạn An Thạnh được tổ chức vào hai ngày 7, 8/5/2013 (28, 29/3 âm lịch) là ngày giỗ ông bà lớn (ngày phát hiện cá voi lớn lụy (chết) và được chôn cất). Lễ hội cầu ngư ở đây được duy trì từ lâu đời và năm nào cũng được tổ chức. Năm nay các nghi lễ trong lễ hội cầu ngư đã được thực hiện trang nghiêm theo nghi thức tế đại (đại lễ). Trọng tâm là tập trung cho việc khôi phục lại nghi lễ tổ chức đoàn thuyền lễ ra khơi nghinh rước ông Sanh (thần Nam Hải) trên biển về vạn. Theo thứ tự thời gian, các lễ nghi bắt đầu từ 19h ngày 7/5 (28/3 ÂL) và kết thúc lúc 13h ngày 8/5 (29/3 ÂL). Theo chương trình có gần 20 lễ nghi liên tục diễn ra, mở đầu là lễ nghệ sắc, lễ nghinh thần, lễ nghinh tiền hiền, lễ nghinh rước thần Nam Hải… Tất cả các lễ nghi đều được Ban lâm tế điều hành nghiêm túc, trang nghiêm.
Ấn tượng nhất là lễ nghinh rước thần Nam Hải từ biển khơi về vạn An Thạnh. Đúng giờ xuất phát, đoàn ghe, thuyền đi theo đội hình ra khơi, trông thật lộng lẫy và hoành tráng, Lễ nghi thực hiện xong, mọi người cảm thấy thỏa mãn, và ai cũng tin rằng thần Nam Hải đã nghe thấy những lời cầu khấn, mời lễ của họ và đang lặng lẽ theo đoàn ghe, thuyền về dự lễ hội. Xong lễ ngoài khơi, đoàn ghe, thuyền đi về với đội hình thật đẹp.
Thông qua lễ hội cầu ngư, nhằm giới thiệu nét độc đáo của văn hóa lễ hội đến với du khách; khai thác có hiệu quả các hoạt động văn hóa, lễ hội gắn liền với việc quảng bá, phát triển du lịch, góp phần đa dạng hóa các tour du lịch ở Bình Thuận dưới góc độ văn hóa du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến với đảo Phú Quý.
Trong lễ hội ở vạn An Thạnh, các loại hình nghệ thuật dân gian như dân ca nghi lễ, hát chèo bả trạo… là những làn điệu cổ truyền rất độc đáo của ngư dân Phú Quý được trình diễn thu hút các tầng lớp ngư dân tham gia biểu diễn và thưởng lãm. Những dịp này, người dân ở đảo đi làm ăn xa ở đâu cũng đều nô nức trở về sẵn sàng hảo tâm đóng góp tiền của cho lễ hội thêm chu toàn, thêm đẹp, thêm vui. Lễ hội Cầu ngư là dịp để gắn bó các thành viên trong làng với nhau, là nơi biểu hiện tập trung ý tưởng sùng kính, biết ơn với các vị Hải Thần và những bậc tiền bối có công với làng gắn với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Đến với vạn An Thạnh trên đảo Phú Quý, du khách sẽ được hiểu thêm về tập tục, tín ngưỡng thờ cá “Ông” của ngư dân trên đảo, cũng như các giá trị văn hóa biển đảo được thể hiện trong không gian thờ cúng, các lễ hội truyền thống được ngư dân trao truyền, lưu giữ qua bao đời nay. Qua đó, giúp chúng ta hiểu được một phần quan trọng về lịch sử hình thành, phát triển của đảo Phú Quý và loại hình tín ngưỡng độc đáo gắn với môi trường sinh kế của ngư dân ở đây.
Lịch sử hình thành Vạn An Thạnh
Vạn An Thạnh được tạo dựng vào năm Tân Sửu (1781), là Vạn có niên đại sớm nhất so với các Vạn khác ở Phú Quý. Từ ngôi vạn đơn sơ, ban đầu chỉ là một bộ khung gỗ lợp tranh vách lá; thì nay, cùng với sự quan tâm đầu tư của nhà nước, của các tầng lớp nhân dân góp nhiều công sức và tiền của xây dựng nên vạn đã trở nên khang trang, kiên cố, cảnh quan xung quanh thoáng mát, sạch đẹp.Các hạng mục trong Vạn thể hiện được những nét nghệ thuật độc đáo, mang đậm chất văn hóa biển của người Việt ta. Những hình đắp nổi: long phượng, cá mực, hoa lá…; cùng hệ thống hoành phi, liễn đối đã phản ánh sự quy tụ những bàn tay, khối óc tài hoa của cộng đồng cư dân trên đảo trong suốt hàng trăm năm qua, thu hút du khách thập phương mỗi khi đến đảo.
Tại Vạn còn lưu giữ bộ xương cá Nhà Táng thuộc họ cá Voi, bộ xương có chiều dài trên 17m, có 50 đốt xương, cá có 30 đôi răng mọc ở hàm dưới (tương truyền lúc cá mới dạt vào bờ nặng khoảng 40 tấn), bộ xương đã được phục dựng và hiện đang trưng bày tại nhà trưng bày xương Cá Voi trong khuôn viên của Vạn.
Ngoài những giá trị văn hóa dân gian truyền thống Vạn An Thạnh là một Bảo tàng văn hóa biển tồn tại đã gần 250 năm, với nhiều sưu tập những chủng loại cá voi và rùa da. Có thể xếp vào hạng các Bảo tàng về biển có niên đại cổ xưa trên thế giới. Trong những năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu về Hải dương học, những đoàn khách du lịch nước ngoài đến đảo đã rất thích thú về việc bảo quản, giữ gìn di vật trong Vạn An Thạnh.
Vạn An Thạnh như một chứng nhân bao đời của lịch sử vùng đảo. Những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và văn học dân gian sẽ được kế thừa tiếp tục phát triển những điểm tốt, hạn chế và loại bỏ dần những biểu hiện tiêu cực trong lễ nghi để sẵn sàng chuyển giao tốt cho thế hệ mai sau. Vạn An Thạnh được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia, tại Quyết định số 51/QĐ/BT ngày 12/01/1996.
Ngày Lễ giỗ lớn tại Vạn An Thạnh
Theo sử sách ghi lại, năm 1841, một Ông Nam Hải to lớn bị lụy trên bờ biển phía trước Vạn An Thạnh, được bà con trên đảo Phú Quý tổ chức an táng. Ông Nam Hải này to lớn, nặng nhất nên bà con lấy ngày 15/10 Âm lịch hàng năm (ngày phát hiện Ông lụy), làm ngày giỗ, lễ tế, họp mặt hàng năm của bà con trên đảo.Vạn An ThạnhBên cạnh các hoạt động nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng ngư nghiệp, Vạn An Thạnh còn là nơi tổ chức những buổi sinh hoạt quan trọng của làng, xã như: hội họp, đua thuyền, tổ chức hát bội để phục vụ bà con nhân dân hàng tháng, hàng năm.
Mỗi dịp lễ hội, người dân xứ đảo có đi làm ăn ở xa cũng tranh thủ quay về Vạn An Thạnh để dâng nén hương tạ ơn Ông Nam Hải. Sau đó sau gặp gỡ trao đổi việc làm ăn trong năm qua và xem hát bội.Bộ xương cá Ông ở Vạn An Thạnh
Lễ hội cầu ngư ở Vạn An Thạnh
Một điểm chung về văn hóa tâm linh tín ngưỡng trong 10 vạn thờ là tất cả các vạn đều có và duy trì lễ hội cầu ngư, nhưng với mức độ và quy mô khác nhau, diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Do vạn An Thạnh được xây dựng sớm hơn và có những lợi thế so sánh khác về lịch sử, văn hóa nghệ thuật… nên cũng được coi là vạn đứng đầu về mọi mặt so với các vạn khác ở đảo. Vì vậy, các lễ nghi, lễ hội diễn ra ở đây đều mang nhiều ý nghĩa quan trọng cho cộng đồng cư dân trên đảo.Lễ hội cầu ngư ở vạn An Thạnh được tổ chức vào hai ngày 7, 8/5/2013 (28, 29/3 âm lịch) là ngày giỗ ông bà lớn (ngày phát hiện cá voi lớn lụy (chết) và được chôn cất). Lễ hội cầu ngư ở đây được duy trì từ lâu đời và năm nào cũng được tổ chức. Năm nay các nghi lễ trong lễ hội cầu ngư đã được thực hiện trang nghiêm theo nghi thức tế đại (đại lễ). Trọng tâm là tập trung cho việc khôi phục lại nghi lễ tổ chức đoàn thuyền lễ ra khơi nghinh rước ông Sanh (thần Nam Hải) trên biển về vạn. Theo thứ tự thời gian, các lễ nghi bắt đầu từ 19h ngày 7/5 (28/3 ÂL) và kết thúc lúc 13h ngày 8/5 (29/3 ÂL). Theo chương trình có gần 20 lễ nghi liên tục diễn ra, mở đầu là lễ nghệ sắc, lễ nghinh thần, lễ nghinh tiền hiền, lễ nghinh rước thần Nam Hải… Tất cả các lễ nghi đều được Ban lâm tế điều hành nghiêm túc, trang nghiêm.
Ấn tượng nhất là lễ nghinh rước thần Nam Hải từ biển khơi về vạn An Thạnh. Đúng giờ xuất phát, đoàn ghe, thuyền đi theo đội hình ra khơi, trông thật lộng lẫy và hoành tráng, Lễ nghi thực hiện xong, mọi người cảm thấy thỏa mãn, và ai cũng tin rằng thần Nam Hải đã nghe thấy những lời cầu khấn, mời lễ của họ và đang lặng lẽ theo đoàn ghe, thuyền về dự lễ hội. Xong lễ ngoài khơi, đoàn ghe, thuyền đi về với đội hình thật đẹp.
Thông qua lễ hội cầu ngư, nhằm giới thiệu nét độc đáo của văn hóa lễ hội đến với du khách; khai thác có hiệu quả các hoạt động văn hóa, lễ hội gắn liền với việc quảng bá, phát triển du lịch, góp phần đa dạng hóa các tour du lịch ở Bình Thuận dưới góc độ văn hóa du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến với đảo Phú Quý.
Trong lễ hội ở vạn An Thạnh, các loại hình nghệ thuật dân gian như dân ca nghi lễ, hát chèo bả trạo… là những làn điệu cổ truyền rất độc đáo của ngư dân Phú Quý được trình diễn thu hút các tầng lớp ngư dân tham gia biểu diễn và thưởng lãm. Những dịp này, người dân ở đảo đi làm ăn xa ở đâu cũng đều nô nức trở về sẵn sàng hảo tâm đóng góp tiền của cho lễ hội thêm chu toàn, thêm đẹp, thêm vui. Lễ hội Cầu ngư là dịp để gắn bó các thành viên trong làng với nhau, là nơi biểu hiện tập trung ý tưởng sùng kính, biết ơn với các vị Hải Thần và những bậc tiền bối có công với làng gắn với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Đến với vạn An Thạnh trên đảo Phú Quý, du khách sẽ được hiểu thêm về tập tục, tín ngưỡng thờ cá “Ông” của ngư dân trên đảo, cũng như các giá trị văn hóa biển đảo được thể hiện trong không gian thờ cúng, các lễ hội truyền thống được ngư dân trao truyền, lưu giữ qua bao đời nay. Qua đó, giúp chúng ta hiểu được một phần quan trọng về lịch sử hình thành, phát triển của đảo Phú Quý và loại hình tín ngưỡng độc đáo gắn với môi trường sinh kế của ngư dân ở đây.
Tags:
Du lịch Phú Quý