Trước đây lễ hội Yuer yang (hay còn gọi là lễ Cầu an) được tổ chức thường xuyên hàng năm tại tháp Podam, thời gian khoảng vài thập niên gần đây do điều kiện kinh tế khó khăn nên cộng đồng đã khấn xin phép Pô Tằm 3 năm tổ chức lễ hội một lần vào thượng tuần tháng 4 Chăm lịch (tháng 7 Dương lịch). Lễ hội huy động tất cả các hệ phái chức sắc như thầy Pasêh, thầy Kadhar, thầy Mưdôn4, thầy Kaing5 trong Bàlamôn giáo và người Chăm trong cộng đồng tham gia. Mục đích tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao của vua Podam, cầu an cho cộng đồng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, xua tan đi những điều xấu để người dân được ấm no và hạnh phúc.
Điểm nổi bật nhất trong lễ hội Yuer yang là các điệu múa thiêng trong nghi lễ, được xem như linh hồn của lễ hội. Thầy Bóng (Kaing) - người thực hiện tất cả các động tác vũ điệu trong nghi lễ, cũng chính là vị chức sắc thay mặt cho dân làng truyền đạt đến thần linh những ước vọng của họ trong cuộc sống. Có tất cả 3 điệu múa chính trong nghi lễ tạ ơn vua Podam và các vị thần linh. Cứ mỗi khi thầy Vỗ hát những bài tụng ca đến vị thần nào thì thầy Bóng sẽ múa điệu múa tương ứng với vị thần đó trên nền nhạc trầm bổng của trống Paranưng hòa lẫn với tiếng Chiêng và tiếng kèn Saranai. Điệu múa thứ nhất mời tất cả các vị thần linh về hưởng lễ, điệu thứ hai là điệu múa mời Potang gọi là điệu múa chèo thuyền mà người Chăm còn gọi là múa mía, vì khi múa thầy Bóng sử dụng cây mía làm đạo cụ và điệu múa cuối cùng chính là vũ điệu đạp lửa (tế thần lửa). Vũ điệu đạp lửa là một nghi thức lễ quan trọng nhất trong lễ hội Yuer yang, thầy Bóng sẽ dùng đôi chân mình dập tắt một đống lửa đã được đốt sẵn trước đó phía bên ngoài rạp lễ; với ý nghĩa dập tắt, xua tan đi những điều xui xẻo và cầu mong những điều may mắn đến cho dân làng.
Lễ hội Yuer yang được tổ chức diễn ra trong hai ngày một đêm (vào ngày chủ nhật và thứ hai). Vào buổi sáng, đoàn rước gồm đầy đủ các chức sắc và dân làng lên tháp làm lễ rước y trang vua Podam và các sắc phong do các vua triều Nguyễn phong tặng. Đi đầu đoàn rước là các thiếu nữ trong trang phục áo dài Chăm uyển chuyển, thướt tha trình diễn điệu múa quạt truyền thống hòa quyện với âm thanh huyền ảo của tiếng kèn Saranai và tiếng trống Ginăng rộn rã. Tiếp đến là các nghi lễ tẩy uế xung quanh khu vực tháp, tắm rửa và mặc y trang cho các tượng thần. Lễ múa mừng dưới sự chủ trì của Thầy Bóng (Ôn Kaing) như báo hiệu cho dân làng đến tháp dự lễ hội Cầu an. Ngày hôm sau là buổi lễ tạ ơn các vị thần linh và vua Podam, đốt lửa thiêng và thả bè theo các nghi thức truyền thống.
Điểm nổi bật nhất trong lễ hội Yuer yang là các điệu múa thiêng trong nghi lễ, được xem như linh hồn của lễ hội. Thầy Bóng (Kaing) - người thực hiện tất cả các động tác vũ điệu trong nghi lễ, cũng chính là vị chức sắc thay mặt cho dân làng truyền đạt đến thần linh những ước vọng của họ trong cuộc sống. Có tất cả 3 điệu múa chính trong nghi lễ tạ ơn vua Podam và các vị thần linh. Cứ mỗi khi thầy Vỗ hát những bài tụng ca đến vị thần nào thì thầy Bóng sẽ múa điệu múa tương ứng với vị thần đó trên nền nhạc trầm bổng của trống Paranưng hòa lẫn với tiếng Chiêng và tiếng kèn Saranai. Điệu múa thứ nhất mời tất cả các vị thần linh về hưởng lễ, điệu thứ hai là điệu múa mời Potang gọi là điệu múa chèo thuyền mà người Chăm còn gọi là múa mía, vì khi múa thầy Bóng sử dụng cây mía làm đạo cụ và điệu múa cuối cùng chính là vũ điệu đạp lửa (tế thần lửa). Vũ điệu đạp lửa là một nghi thức lễ quan trọng nhất trong lễ hội Yuer yang, thầy Bóng sẽ dùng đôi chân mình dập tắt một đống lửa đã được đốt sẵn trước đó phía bên ngoài rạp lễ; với ý nghĩa dập tắt, xua tan đi những điều xui xẻo và cầu mong những điều may mắn đến cho dân làng.
Lễ hội Yuer yang tại tháp Podam chi phối đến nhiều lĩnh vực đời sống của người Chăm, là thời khắc để người dân đề đạt những ước muốn, ý nguyện lên các đấng thần linh, là chỗ dựa tinh thần để họ vươn lên trong cuộc sống; đây là sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng, thu hút đông đảo người dân địa phương và các vùng phụ cận đến tham dự. Thông qua lễ hội, người ta hiểu rõ hơn về cội nguồn, bản sắc và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mình. Đây là dịp để các thành viên trong cộng đồng thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, lao động sản xuất và chung tay xây dựng quê hương ngày càng thêm giàu đẹp. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ và thu hút đông đảo các thành viên trong cộng đồng tham gia./.
Tags:
Lễ hội